Tắm Lá Riềng Cho Trẻ Sơ Sinh – Tốt Hay Nguy Hiểm?
- phuongnam hospital
- Mar 25, 2021
- 5 min read
Theo dân gian, tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh giúp trị mụn nhọt, rôm sảy nhưng liệu có thực sự tốt và an toàn? Cách thực hiện như thế nào là đúng nhất? Bạn hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Khi nào mẹ nên tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh?
Tìm hiểu công dụng của lá riềng, củ riềng
Lá riềng, củ riềng vốn rất gần gũi với người Việt Nam, trong cuộc sống hằng ngày chúng được ứng dụng nhiều trong ẩm thực và y học. Vậy công dụng của lá riềng, củ riềng là gì?
Mang đến khả năng giảm đau và làm lành vết thương do bị bỏng.
Giúp hệ miễn dịch cơ thể thêm mạnh mẽ, nhờ thành phần Polysaccharide có trong củ riềng.
Đem đến công dụng tuyệt vời khi hỗ trợ chữa bệnh viêm họng, ho,…
Khi bị đau cơ, viêm khớp thấp, nhiễm trùng dùng lá riềng chữa trị mang đến hiệu quả tốt.
Khi thời tiết nóng bức trẻ thường bị mụn nhọt, rôm sảy. Lúc này dùng lá riềng tắm cho bé giúp cải thiện các triệu chứng trên một cách nhanh chóng.

Riềng mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe
Tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh có an toàn không?
Tắm lá riềng là phương pháp trị rôm sảy, mụn nhọt và đặc biệt là mụn kê cho trẻ được được lưu truyền từ xưa. Nhờ vào tình hiệu nghiệm của nó mà phương pháp này vẫn được truyền tai nhau cho đến ngày nay. Vì thế vào những ngày hè nắng nóng, các mẹ thường nấu lá riềng cho bé tắm. (Tham khảo: Tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh)
Theo đông y, lá riềng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn nhẹ nhẹ nên giúp loại bỏ vi khuẩn, giúp nhanh lành vết thương. Đặc biệt riềng còn có khả năng giải nhiệt từ bên trong vô cùng tốt nên giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm da.
Dù lá riềng lành tính, có thể áp dụng cho nhiều loại da khác nhau nhưng tuyệt đối không dùng cho vết thương hở hay khi da bé bị viêm nặng, sưng tẩy, loét, chảy mủ. Trường hợp này mẹ cần cân nhắc để đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám kịp thời.
Lưu ý không được lạm dụng việc tắm lá riềng quá thường xuyên, phải kết hợp với việc tắm và chăm sóc bé đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn.
>>> Xem thêm: Mẹ Có Biết Trẻ Bị Mẩn Ngứa Tắm Lá Gì Nhanh Khỏi?
Hướng dẫn cách tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh chi tiết
Để tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh mang đến hiệu quả cao và an toàn nhất, mẹ hãy thực hiện đúng theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chọn mua hoặc hái một nắm lá riềng tươi (khoảng 20 lá), không bị sâu. Đem lá riềng ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 đến 15 phút, rồi dùng tay cọ rửa thật sạch sẽ. Bạn hãy bảo đảm không còn bụi bẩn và lông có trong lá.
Bước 2: Cho lá riềng vào nồi, thêm nước sạch và đun sôi khoảng 15 phút, đến khi nước chuyển màu là được. Tiếp đó, dùng khăn hoặc dụng cụ chuyên dụng lọc bỏ hết phần lá, cặn ra ngoài.
Bước 3: Hòa nước lá riềng với nước sạch được đun sôi để nguội, sao cho nhiệt độ khoảng 35 đến 38 độ C là phù hợp. Lúc này mẹ đã có thể sử dụng nước vừa pha tắm cho trẻ.
Bước 4: Dùng khăn mềm thấm nước lá riềng nhẹ nhàng lau cho bé từ trên xuống dưới. Bắt đầu từ mặt trước, sau đó là cổ, nách, bẹn,… Hãy thật nhẹ tay, cẩn thận tránh làm da bé bị tổn thương.
Bước 5: Cuối cùng, mẹ cần dùng nước ấm sạch tắm lại lần nữa cho bé, rồi nhanh chóng lau khô và mặc quần áo vào giúp bé.
Trên đây là 5 bước tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy đọc thật kỹ trước khi thực hiện nhé! Lưu ý để đảm bảo bé không bị cảm, bạn nên tắm bé trong khoảng từ 3 – 5 phút.
Ngoài tắm lá riềng, mẹ có thể tìm hiểu thêm cách tắm lá chè xanh, kinh giới, khổ qua hay lá trầu không qua phần chia sẻ “Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá gì tốt nhất” của Phương Nam trong phần trước. Những loại lá trên đều được lưu truyền từ dân gian, theo đông y rất hữu hiệu trong việc chữa các bệnh liên quan đến da và lành tính nên hoàn toàn an toàn cho bé.

Mẹ hãy xem kỹ và thực hiện đúng các bước khi tắm lá riềng cho bé
Lưu ý khi tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh
Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ khi tắm lá riềng, mẹ nên lưu ý thêm một số điều sau:
Nên mua lá riềng ở nơi uy tín, có xuất xứ rõ ràng bảo đảm không sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Nếu tìm được lá riềng nhà trồng không dùng phân thuốc thì càng tốt.
Bước vệ sinh lá riềng cực kỳ quan trọng, bạn hãy đảm bảo không còn bụi bẩn, sâu bọ,… bằng cách ngâm nước muối và rửa kỹ từng lá.
Mẹ nên thử nước tắm lên da tay hoặc chân của bé, trước khi áp dụng cho toàn thân. Tránh trường hợp da trẻ bị dị ứng với nước tắm.
Không được tắm cho trẻ khi nước quá nóng hoặc quá lạnh, vì có thể khiến trẻ bị bỏng hay cảm lạnh.
Chỉ thực hiện khoảng 2 lần/tuần, bạn không nên lạm dụng cách tắm cho trẻ bằng nước lá riềng quá nhiều.
Thời gian tắm càng nhanh càng tốt, tối đa là 5 phút/lần.
Nếu da trẻ đang có những triệu chứng như viêm, chảy mủ, sưng tấy,… mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam thăm khám gấp. Tuyệt đối, không được tắm cho trẻ bằng nước lá riềng, vì có thể làm tình trạng da thêm trầm trọng, tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm.
Cách chăm sóc bé để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mụn nhọt, rôm sảy
Để bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mụn nhọt, rôm sảy, mẹ cần biết cách chăm sóc hợp lý như sau:
Mẹ hãy thường xuyên tắm, lau người cho bé. Bảo đảm trẻ luôn trong trạng thái sạch sẽ và khô ráo.
Vệ sinh không gian sống thường xuyên, đặc biệt là nơi trẻ ngủ hằng ngày.
Lựa chọn trang phục thoáng mát, chất liệu có khả năng hút ẩm cho bé mặc.
Có thể sử dụng một số thiết bị như quạt máy, điều hòa để làm mát không khí.
Hạn chế cho trẻ ra ngoài lúc nắng nóng (khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
Không được lạm dụng phấn rôm, bạn chỉ nên thoa lên da bé với lượng vừa phải, tránh làm lỗ chân lông bị bít tắc.
Ưu tiên sử dụng sản phẩm tắm gội, bột giặt có tính chất dịu nhẹ với làn da trẻ.

Mẹ hãy dùng sản phẩm tắm gội có tính chất dịu nhẹ cho trẻ
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến mọi người công dụng và cách thực hiện phương pháp tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh. Nếu còn câu hỏi khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!
Comments