Bạn đã nghe nhiều về tiêm bắp, nhưng bạn có biết các vị trí tiêm bắp phổ biến nhất gồm những vị trí nào không? Khi tiêm bắp cần lưu ý những gì? Trường hợp nào thì nên tiêm bắp và những tai biến có thể xảy ra khi tiêm bắp là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này một cách chi tiết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Các vị trí tiêm bắp phổ biến và lưu ý khi tiêm
Tiêm bắp được biết đến là một trong những kỹ thuật tiêm giúp thuốc đi trực tiếp vào cơ, từ đó phát huy tác dụng nhanh hơn, tốt hơn. Các vị trí tiêm bắp phổ biến hiện nay có thể chia làm 2 nhóm chính, bao gồm:
Tiêm bắp sâu: Tiêm mông (bao gồm các cơ vùng mông ở má ngoài mông hoặc trên mông).
Tiêm bắp nông: Bao gồm tiêm cánh tay (cơ delta, cơ tam đầu cánh tay), tiêm chân (cơ tứ đầu đùi).
Lưu ý khi tiêm: Các vị trí tiêm bắp khác nhau thì lượng thuốc, chỗ tiêm cũng sẽ không giống nhau, do vậy, khi tiêm bắp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Khi tiêm cơ mông:
Cơ mông là vùng cơ dày, nên có thể tiêm đến hơn 5ml thuốc vào vùng này.
Đặc biệt, có thể tiêm các loại thuốc như chậm tan như Penicilin Benzathin (1,2 triệu đơn vị) hoặc Progesterol (thuốc tan trong dầu) một cách dễ dàng.
Vị trí tiêm mông an toàn, hiệu quả nhất là má ngoài mông. Bạn có thể chia mông thành 4 phần bằng nhau, sau đó tiêm vào ô 1/4 trên cùng và bên ngoài. Hoặc là tiêm vào vị trí 1/3 phía trên và bên ngoài tính từ đường nối từ cụt đến gai chậu trước.
Khi tiêm cơ Delta:
Cơ delta có ít cơ hơn, nên có thể tiêm tối đa 3ml thuốc và không nên tiêm các loại thuốc tan trong dầu hoặc chậm tan vào vùng cơ này.
Để tránh nguy cơ xơ hóa thì bạn nên chia cơ delta làm 4 phần, sau đó tiêm vào vị trí 3/4 ở phía dưới ngoài.
Khi tiêm cơ tứ đầu đùi:
Cơ tứ đầu đùi chỉ được tiêm tối đa 5ml thuốc, không được tiêm nhiều hơn. Không nên tiêm thuốc chậm tan hay tan trong dầu vào vị trí này.
Đây là vị trí có ít mạch máu, thần kinh và nhiều cơ nên thường rất dễ tiêm, bạn chỉ cần tiêm vào mặt ngoài cơ tứ đầu đùi và nên chia phần đầu làm 3 phần, sau đó tiêm vào phần giữa, mặt ngoài, thì sẽ đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Các trường hợp nên tiêm bắp
Tiêm bắp thường được áp dụng trong các trường hợp cần tiêm những loại thuốc sau:
Các loại thuốc có hiệu quả chậm và dễ gây ra tình trạng kích thích nếu tiêm dưới da.
Các loại thuốc thân dầu.
Các loại thuốc có khả năng gây đau cao và chậm tan.
Các loại thuốc không thể tiêm ở tĩnh mạch.
Ngoài trừ cafein thì hầu hết những thuốc có thể tiêm dưới da đều có thể thực hiện tiêm bắp.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn không được sử dụng kỹ thuật tiêm bắp trong trường hợp thuốc cần tiêm thuộc nhóm thuốc có khả năng gây hoại tử mô cơ.
Các vấn đề có thể gặp phải khi tiêm bắp
Sau khi tiêm bắp, một số ít người sẽ có những phản ứng phụ như sau:
Xuất hiện tình trạng sưng đau các vị trí tiêm bắp.
Sốt cao, đi kèm mệt mỏi, khó chịu và nhức đầu.
Chảy máu vùng tiêm liên tục hoặc chỗ tiêm chảy dịch.
Vị trí tiêm đỏ, đau, nhức một cách dữ dội.
Có cảm giác khó thở, nghẹt thở và mặt bị sưng.
Trên thực tế, nếu chỉ bị sưng đau chỗ tiêm, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm xung quanh chỗ tiêm, giúp giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác đi kèm như sốt, mệt mỏi, khó thở,… thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về các vị trí tiêm bắp cũng như lưu ý khi tiêm sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!
Comments