Tiêm mông là một trong những vị trí được sử dụng nhiều nhất khi áp dụng kỹ thuật tiêm bắp. Vậy có cách tiêm mông không đau hay không? Làm sao để giảm cảm giác khó chịu khi tiêm? Bài viết dưới đây của Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về kỹ thuật tiêm mông
Trước khi tìm hiểu về cách tiêm mông không đau, thì bạn cần biết kỹ thuật tiêm mông là gì cũng như đặc điểm của nó.
Tiêm mông được biết đến là một trong những vị trí tiêm phổ biến nhất, được chỉ định rất nhiều khi tiêm các loại thuốc dầu, thuốc khó tan, thuốc chậm tan, thuốc dễ kích thích, thậm chí là tiêm kháng sinh, muối bạc, hormone, dung dịch keo, muối thủy ngân,…
Việc mông được lựa chọn nhiều nhất khi tiêm bắp đó là vì vùng mông có rất nhiều cơ, ít mạch máu lớn và dây thần kinh, nên việc tiêm thuốc vào cơ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những vị trí khác.
Để có thể tiêm mông đúng kỹ thuật và vị trí, thì khi tiêm bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
Cách xác định vị trí tiêm mông đúng chuẩn là hãy chia mông làm 4 phần, sau đó chọn chỗ tiêm ở vị trí 1/4 bên dưới và ngoài mông. Tức là vị trí má mông.
Khi tiêm mông phải cho bệnh nhân nằm sấp để dễ tiêm thuốc hơn.
Ngoài ra, đối với các loại thuốc gây hoại tử mô thì tuyệt đối không được tiêm vào bắp, đặc biệt là mông.
Đặc biệt, số dung lượng thuốc mà kỹ thuật tiêm mông có thể sử dụng đó là 5ml, do đó, bạn hãy cân đối liều lượng cẩn thận trước khi tiêm.
Cách tiêm mông không đau
Thực tế thì mặc dù kỹ thuật tiêm mông được sử dụng rất nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tiêm mông không đau. Do vậy, để hạn chế tình trạng sưng đau hay áp xe sau tiêm mông cho bệnh nhân, trong quá trình tiêm, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn.
Các bước tiêm mông cụ thể:
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị thuốc tiêm, đối chiếu thông tin của người bệnh, giải thích về loại thuốc cần tiêm.
- Tiếp theo, hãy lấy thuốc vào ống tiêm, yêu cầu bệnh nhân nằm sấp và để lộ vùng mông ra bên ngoài, rồi đeo găng tay y tế, xác định vị trí cần tiêm rồi tiến hành sát khuẩn chỗ tiêm cẩn thận.
- Tiếp đến hãy sát khuẩn lại tay, loại bỏ bọt khí trong ống tiêm, dùng 1 tay căng vùng da mông của bệnh nhân rồi đâm kim vào. Lưu ý là phải đâm nhanh 1 góc 90 độ.
- Sau đó hãy rút pittong của bơm tiêm để xem có máu không, nếu không xuất hiện máu thì có thể bắt đầu thực hiện tiêm thuốc.
- Sau khi đã tiêm hết thuốc thì phải rút kim tiêm ra thật nhanh, đúng theo hướng và góc đã đâm kim vào. Nhớ là phải dùng bông gòn đặt lên vị trí tiêm để tránh chảy máu và hạn chế cảm giác đau, khó chịu.
- Cuối cùng, bạn hãy thu dọn kim tiêm, thông báo với bệnh nhân đã tiêm xong. Đặc biệt, nhớ lưu hồ sơ nhé!Trên thực tế thì cách tiêm mông không đau, còn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm của y sĩ cũng như điều dưỡng tiêm. Những người có kinh nghiệm thường sẽ tiêm ít đau hơn so với người mới vào nghề.
Mẹo giúp tiêm bắp dễ chịu hơn
Để giúp giảm cảm giác đau, sưng hay khó chịu sau khi tiêm bắp thì bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
Trước khi tiêm có thể dùng cồn để sát khuẩn vị trí tiêm cẩn thẩn.
Có thể bôi kem hoặc dùng đá lạnh để khiến chỗ tiêm tê đi trước khi tiêm.
Trước khi lấy thuốc vào ống tiêm, hãy làm ấm thuốc bằng cách chà xát giữa 2 tay.
Trường hợp quá lo lắng, bạn cũng có thể yêu cầu một người có kinh nghiệm tiêm cho bạn.
Ngoài ra, sau khi tiêm, bạn cũng có thể áp dụng chườm nóng để giảm tình trạng sưng đau cho vết tiêm.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách tiêm mông không đau. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, hãy liên hệ đến hotline 1900 633 698 của Đa khoa Phương Nam để nhận tư vấn tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!
Comments