Khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau ra sao? Thời gian tối thiểu để tiêm mũi mắc xin tiếp theo là bao lâu? Là những băn khoăn chung của nhiều người khi có ý định tiến hành tiêm chủng cho bản thân hoặc cho trẻ nhỏ. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những băn khoăn trên, bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau như thế nào?
Hiện nay, tùy vào loại vắc xin bạn tiêm mà khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau sẽ không giống nhau. Cụ thể, trong trường hợp này, chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về 2 loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đó là vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin bất hoạt, để xem chúng có gì nổi bật và thời gian tiêm cách nhau bao lâu nhé!
1. Vacxin sống giảm độc lực là gì? Bao gồm những vacxin nào?
Vacxin sống giảm độc lực được sản xuất từ chính vi khuẩn và virus gây bệnh trên cơ thể người hay còn gọi là tác nhân gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh (là vi khuẩn và virus) đã được làm giảm độc lực bằng cách nuôi cấy lặp lại.
Vacxin sống giảm độc lực có thể đáp ứng miễn dịch cơ thể nên phải có khả năng nhân lên bên trong cơ thể người đã tiêm vắc xin.
Có thể hiểu rằng, việc tiêm Vacxin sống giảm độc lực chính là đưa tác nhân gây bệnh (vi khuẩn và virus) vào cơ thể để chúng nhân bản và tạo ra quần thể đủ nhằm mục đích khởi động hệ miễn dịch của cơ thể.
Thông thường, quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi tiêm Vacxin sống giảm độc lực sẽ giống với khi mắc bệnh tự nhiên, nhưng cần tiêm vắc xin này nhắc lại nhiều lần để đảm bảo miễn dịch tốt nhất.
Trong một số trường hợp, vắc xin sống giảm độc lực có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng do sự nhân lên không kiểm soát của vi khuẩn hay virus, nhưng chỉ xảy ra đối với người bị suy giảm miễn dịch.
Vacxin sống giảm độc lực gồm những loại như:
Vacxin sởi.
Vacxin quai bị.
Vacxin bại liệt.
Vacxin rubella.
Vacxin thủy đậu.
Vacxin thương hàn.
Vacxin cúm.
Vacxin virus rota.
Vacxin sốt vàng.
Vacxin BCG.
Vacxin đậu mùa.
Nguyên tắc tiêm chủng của vacxin sống giảm độc lực đó là 2 mũi tiêm có thể tiêm cùng một thời điểm ở những vị trí khác nhau. Hoặc có thể tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.
2. Vacxin bất hoạt là gì? Bao gồm những vacxin nào?
Loại vắc xin phổ biến tiếp theo được sử dụng rất phổ biến trong tiêm phòng đó là Vacxin bất hoạt. Văc xin này được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy tác nhân gây bệnh, sau đó thực hiện bất hoạt chúng bằng hóa chất hoặc nhiệt độ.
Vacxin bất hoạt không tồn tại tác nhân sống, nên khi tiêm phải sử dụng một liều đủ để để cung cấp đủ lượng kháng nguyên. Loại vacxin này không gây bệnh cho người người sử dụng kể cả người đã bị suy giảm hệ miễn dịch.
Vacxin bất hoạt cần tiêm lặp lại nhiều lần nếu không sẽ mất đi tác dụng miễn dịch cần thiết. Bởi nó chỉ có miễn dịch dịch thể chứ không thể tạo ra miễn dịch tế bào.
Vacxin bất hoạt bao gồm các loại như:
Vacxin thương hàn.
Vacxin ho gà.
Vacxin tả.
Vacxin dịch hạch.
Vacxin bại liệt.
Vacxin bệnh dại.
Vacxin viêm gan A.
Vacxin cúm.
Nguyên tắc tiêm chủng của Vacxin bất hoạt đó là 2 mũi tiêm có thể tiêm cùng một thời điểm hoặc cách nhau ít nhất 2 – 4 tuần. Ví dụ, khoảng cách giữa các mũi tiêm phòng dại hay khoảng cách giữa các mũi tiêm 6 trong 1 sẽ là 2 – 4 tuần.
Khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau bao lâu sẽ tùy vào loại vắc xin tiêm trước đó.
Cụ thể, với nguyên tắc tiêm chủng trên thì vacxin sống và vacxin bất hoạt cách nhau bao lâu sẽ tùy thuộc vào loại vắc xin được tiêm trước đó. Cụ thể, nếu trước đó tiêm vắc xin sống giảm độc lực thì phải cách 4 tuần mới có thể tiêm mũi tiếp theo. Nhưng nếu trước đó, tiêm vắc xin bất hoạt thì chỉ cần khoảng 2 – 4 tuần là đã có thể tiêm tiếp mũi khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người cũng như loại vắc xin để đưa ra lịch tiêm chủng phù hợp nhất cho từng trẻ. Ví dụ, khoảng cách giữa các mũi tiêm phế cầu, khoảng cách giữa các mũi tiêm hpv và khoảng cách giữa các mũi tiêm viêm gan b sẽ thay đổi tùy vào từng trường hợp cụ thể thay vì gắn với một mốc thời gian cố định. Hơn nữa, khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau chỉ có thời gian tối thiểu, không có thời gian tối đa, nên các bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Lịch tiêm chủng mở rộng và vắc xin ngoài tiêm chủng mở rộng
Bên cạnh việc quan tâm khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau, thì bạn cũng cần lưu ý đến lịch tiêm chủng mở rộng cũng như vắc xin ngoài tiêm chủng mở rộng để có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng thời gian, đảm bảo hiệu quả miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả.
1. Lịch tiêm chủng mở rộng chi tiết
Lịch tiêm chủng mở rộng theo Thông tư 38/2017/ TT – BYT ban hành gồm các mốc thời gian sau:
2. Vắc xin ngoài tiêm chủng mở rộng
Bên cạnh các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng thì các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ tiêm chủng thêm các loại vắc xin khác ngoài lịch tiêm chủng mở rộng để bảo vệ trẻ được tốt nhất. Cụ thể như:
Vacxin sởi – quai bị – rubella
Vacxin bệnh dại
Vacxin viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
Vacxin thương hàn
Vacxin viêm gan A, A+B
Vacxin ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên).
Vacxin tiêu chảy do Rota virus
Vacxin cúm
Vacxin thủy đậu.
Vacxin viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định tuýp.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây về vấn đề khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh đang có con ở độ tuổi tiêm chủng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp chi tiết hơn từ các bác sĩ chuyên khoa của Đa khoa Đà Lạt Phương Nam nhé!
Comentarios