Để chắc chắn bé được bảo vệ sức khỏe tốt nhất, không nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi. Hãy xem ngay bài viết này để cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi cần nắm
Đối với trẻ em, giai đoạn từ 0 – 10 tuổi thì hệ thống miễn dịch đang trong quá trình hoàn chỉnh. Sức đề kháng của bé vẫn còn yếu để chống chọi với những virus độc hại từ bên ngoài. Tiêm phòng vacxin cho trẻ sẽ giúp bé ngăn chặn việc mắc các loại bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, …
Nhờ vào vacxin, nhân loại đã thoát khỏi những căn bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Vì thế phụ huynh cần nghiêm túc thực hiện tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ theo thời gian khuyến cáo.
Bên cạnh đó, mẹ cần nắm lịch tiêm chủng để tiêm phòng đủ liều và đúng lịch để bảo vệ bé sớm nhất, hạn chế lây lan và ngăn ngừa biến chứng. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi gồm có hai dạng là theo chương trình tiêm chủng mở rộng và ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng. Trước khi tham khảo giai đoạn tiêm ngừa từ 1 đến 10 tuổi, bạn có thể tìm hiểu trẻ 2 tháng tuổi tiêm vacxin gì hoặc tiêm ngừa cho trẻ dưới 1 tuổi nếu bé vẫn còn ở độ tuổi này.
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Trên đây là lịch tiêm vacxin cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, các mẹ cần theo dõi sát sao nhé!
Mẹ hãy cho trẻ tiêm đủ các mũi theo lịch tiêm chủng mở rộng
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng
Các vacxin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ trẻ một cách toàn diện. Do đó, mẹ cần nắm lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng, cụ thể như sau:
Tiêm vacxin phòng bệnh sởi, quai bị – Rubella (MMR)
Mẹ cần cho trẻ tiêm 2 mũi theo lịch:
Tiêm mũi 1 khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi.
Tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ khoảng 4 đến 6 tuổi hoặc có thể sớm hơn.
Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu
Cụ thể lịch tiêm như sau:
Tiến hành tiêm mũi 1 khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi.
Tùy theo loại vacxin, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại sau 4 đến 8 tuần kể từ mũi 1.
Tiêm vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B
Khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi, theo phác đồ sẽ tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại.
Tiêm vacxin phòng bệnh cúm
Trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi, mỗi năm tiêm 1 liều 0,25 ml. Trẻ trên 36 tháng tuổi, mỗi năm tiêm 1 liều 0,5 ml.
Tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan A
Tiến hành tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi. Sau 6 đến 12 tháng, cho trẻ tiêm mũi thứ 2.
Tiêm vacxin phòng bệnh thương hàn
Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi mới được chỉ định tiêm vacxin phòng bệnh thương hàn. Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất và nhắc lại sau mỗi 3 năm.
Tiêm vacxin phòng ngừa HPV
Bé gái từ 9 tuổi trở lên đã có thể tiêm vacxin để phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Sau mũi 1 khoảng 2 tháng cần tiêm nhắc lại mũi 2. Cuối cùng, tiêm nhắc lại mũi 3 sau 6 tháng.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi. Hãy theo dõi và đưa trẻ đi tiêm đúng phác đồ các mẹ nhé!
Nếu lịch này quá nhiều khiến bạn khó theo dõi và bé đang ở độ tuổi từ 0 – 5, bạn có thể tham khảo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 5 tuổi.
Một số lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ
Bên cạnh lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Đối tượng chống chỉ định và trì hoãn
Không phải lúc nào bé cũng được tiêm vacxin đúng lịch. Có một số trường hợp bị chống chỉ định hoặc phải trì hoãn tiêm chủng. Trước khi tiêm vacxin, mẹ hãy khai báo tình hình sức khỏe của trẻ thật chính xác và đầy đủ. Thông qua quá trình khám sàng lọc, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp nhất.
Chăm sóc bé như thế nào để tránh các phản ứng phụ?
Để tránh các phản ứng phụ nguy hiểm không mong muốn. Mẹ hãy cho trẻ ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút sau tiêm ngừa, để được bác sĩ theo dõi trước khi ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24h. Nếu có phản ứng bất ngờ sẽ nhanh chóng được xử lý kịp thời.
Tại nhà, mẹ cần quan sát biểu hiện của trẻ thật kỹ, nếu có những triệu chứng bất thường như co giật, tím tái, khóc thét,… nên đưa trẻ đi thăm khám gấp. Lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng đều đặn mỗi ngày thông qua khẩu phần ăn và giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, tránh chạm hay đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm chủng.
Lỡ lịch tiêm có sao không?
Để tối ưu hóa công dụng của vacxin, mẹ cần cho bé tiêm chủng đúng theo phác đồ được khuyến cáo. Nếu lỡ lịch tiêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì nồng độ kháng thể chưa đủ để chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Trong trường hợp này, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế tiêm phòng, tránh làm lỡ lịch quá lâu có thể phải tiêm lại từ đầu.
Không nên bỏ qua các mũi tiêm nhắc lại
Miễn dịch được tạo ra bởi các loại vacxin đều hoạt động theo nguyên lý lấy kháng nguyên kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, các kháng thể này có xu hướng yếu dần theo thời gian tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất của vaccin, công nghệ sản xuất, khả năng đáp ứng của cơ thể, … Vì vậy mũi tiêm nhắc lại sẽ giúp cơ thể nâng cao lại khả năng miễn dịch từ đó tiếp tục giúp phòng chống bệnh hiệu quả.
Vì thế mũi tiêm nhắc lại có vai trò quan trọng tương đương như các mũi tiêm khác. Do đó, mẹ không nên bỏ qua các mũi tiêm nhắc lại, mà hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ như phác đồ được khuyến cáo.
Mong rằng lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi cũng như những lưu ý mà Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa mang đến, sẽ hữu ích với các mẹ. Nếu còn thắc mắc khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!
Comments