top of page
Writer's picturephuongnam hospital

Cập Nhật Lịch Tiêm Vắc Xin Ho Gà Mới Nhất Cho Trẻ

Ho gà rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ, do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh này. Vậy có mấy loại vacxin ho gà? Lịch tiêm vắc xin ho gà cụ thể ra sao? Đối tượng nào không nên tiêm vacxin này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết.



Tìm hiểu về bệnh ho gà


Trước khi đi sâu tìm hiểu các loại vacxin ho gà cũng như lịch tiêm vắc xin ho gà cụ thể, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin liên quan về căn bệnh này, để biết nó nguy hiểm ra sao nhé!


1. Bệnh ho gà có nguy hiểm không?


Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan, phát triển thành dịch. Bệnh thường lây qua đường hô hấp và dễ khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm phổi, thiếu oxy lên não hoặc co giật… cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.


Theo thống kê thì hàng năm, cả nước vẫn ghi nhận từ 200 – 300 ca mắc ho gà. Do đó, đây vẫn là căn bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây biến chứng cao mà chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người cần hết sức lưu ý.


2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao


Ho gà là bệnh rất dễ lây nhiễm và mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh ho gà. Nhưng những trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng hoặc những trẻ chưa được tiêm phòng đủ 3 mũi ho gà sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.


Theo kết quả giám sát và thống kê thì có đến 88,4 % trẻ bị ho gà không được tiêm vacxin đầy đủ. Trẻ càng nhỏ, biến chứng bệnh càng nguy hiểm.


Các loại vacxin phòng chống bệnh ho gà


Hiện nay, trên thị trường đang sử dụng các loại vacxin ho gà được phối hợp chung với các loại vacxin khác, nhằm nâng cao hiệu quả phòng bệnh và giảm số lượng mũi tiêm cho trẻ. Cụ thể như sau:



Vắc xin Adacel (Vắc xin 3 trong 1)


Loại vacxin này giúp phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván. Loại vắc-xin này được kết hợp từ 3 thành phần gồm ho gà vô bào, giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và giải độc tố uốn ván hấp phụ. Vắc xin Adacel được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur ( trực thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis – Pháp), có trụ sở tại Canada.


Vắc xin Tetraxim (Vắc xin 4 trong 1)


Vacxin này giúp phòng bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt. Vắc xin Tetraxim được sản xuất tại Pháp bởi công ty Sanofi Pasteur.


Vắc xin Pentaxim (Vắc xin 5 trong 1)

  • Văc – xin này có thể giúp phòng đến 5 loại bệnh bao gồm ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây ra. Vắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp bởi công ty Sanofi Pasteur.

  • Loại vacxin này khác với những loại vacxin khác về thành phần của vacxin phòng bệnh ho gà. Những vacxin khác chưa thành phần ho gà tế bào nhưng vắc xin Pentaxim lại chứa thành phần ho gà vô bào. Nên phản ứng khi tiêm đôi khi sẽ nhẹ nhàng hơn.

Vacxin 6 trong 1

  • Vacxin phòng bệnh ho gà được sử dụng nhiều nhất đến thời điểm hiện tại đó là vacxin 6 trong 1. Loại vacxin này giúp phòng được các bệnh như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b gây ra.

  • Hiện nay, người ta thường sử dụng vacxin 6 trong 1 do Bỉ sản xuất là Vắc-xin Infanrix Hexa bởi đây là dạng vacxin được pha chế trực tiếp trước khi đưa vào cơ thể, giúp quá trình tiêm an toàn, nâng cao hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất.

  • Ngoài ra, một số cơ sở y tế cũng sử dụng vacxin 6 trong 1 do Pháp sản xuất, đó là 2. Vắc-xin Hexaxim. Vacxin này được pha chế sẵn, giúp thao tác tiêm của bác sĩ dễ dàng hơn.

Lịch tiêm vắc xin ho gà chi tiết


Để đạt hiệu quả phòng bệnh ho gà tốt nhất, phụ huynh cần nắm lịch tiêm chủng tổng thể và đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng mốc thời gian chỉ định. Cụ thể, với từng độ tuổi hay từng loại vacxin, thời gian cũng như số mũi tiêm sẽ khác nhau, chi tiết như sau:


Lịch tiêm chủng ho gà theo từng loại vacxin


Vắc xin Adacel (Vắc xin 3 trong 1)


Vắc xin Adacel được tiêm cho người từ 4 – 64 tuổi và chỉ tiêm 1 liều duy nhất. Sau đó, tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.


Vắc xin Tetraxim (Vắc xin 4 trong 1)

  • Mũi 1: tiêm càng sớm càng tốt trong độ tuổi giới hạn của vắc xin

  • Mũi 2 : cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng

  • Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng

  • Mũi 4: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi.

  • Mũi 5: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Vắc xin Pentaxim (Vắc xin 5 trong 1)


Cần tiêm 3 mũi vacxin Pentaxim với lịch tiêm cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

  • Mũi 2: Cách mũi thứ 1 ít nhất 1 tháng.

  • Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 16 tháng tuổi.

Vắc xin 6 trong 1

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.

  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.

  • Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.

  • Mũi 4: Tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

  • Mũi 5: Tiêm khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Lịch tiêm vacxin phòng ho gà theo từng độ tuổi


Trẻ từ 0 – 6 tuổi


Cần tiêm 5 mũi vacxin ho gà theo lịch tiêm chủng sau:

  • Mũi thứ 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi.

  • Mũi thứ 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi.

  • Mũi thứ 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi.

  • Mũi thứ 4: Nhắc lại khi trẻ 18 – 24 tháng tuổi.

  • Mũi thứ 5: nhắc lại khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Trẻ từ 7 – 18 tuổi


Trẻ chưa từng tiêm vacxin ho gà hoặc chưa tiêm đủ số mũi cần tìm hiểu kỹ lịch sử tiêm và tiêm bổ sung theo lịch sau:

  • Trẻ từ 11 – 12 tuổi: Tiêm 1 liều để tăng cường miễn dịch.

  • Trẻ từ 13 – 18 tuổi cần tiêm thêm bổ sung 1 liều.

Cứ 10 năm, bạn cần tiêm nhắc lại vacxin ho gà một lần.


Phụ nữ mang thai


Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm vacxin ho gà trước ít nhất 1 tháng của thai kỳ để tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng và tạo miễn dịch thụ động cho trẻ. Vì thế tiêm phòng ho gà cho bà bầu là vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua.


Người trưởng thành


Người trưởng thành chưa tiêm vacxin ho gà nên thực hiện tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu.


Các đối tượng chống chỉ định cần lưu ý


Bên cạnh lịch tiêm vắc xin ho gà, thì để đảm bảo an toàn, tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra, bạn cần tránh tiêm vacxin ho gà trong những trường hợp sau:



  • Đang mắc bệnh: Người đang bị bệnh, có triệu chứng ho, sốt cao… thì không nên tiêm vacxin.

  • Dị ứng vacxin: Những người có phản ứng thái quá hay dị ứng với vacxin ho gà thì không nên tiêm vacxin.

  • Trẻ có vấn đề ở não hoặc thần kinh: Những trẻ đang gặp phải những vấn đề liên quan đến thần kinh hay não thì cũng không nên tiêm vacxin ho gà.

Tìm hiểu tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin ho gà


Giống như những loại vacxin khác, vacxin ho gà cũng có thể khiến trẻ gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm, cụ thể như:


Phản ứng thường gặp


Sau khi tiêm vacxin ho gà, trẻ thường sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ như: Sốt nhẹ; Nôn; Đỏ, sưng hoặc đau nhức tại vị trí tiêm; Quấy khóc; Mệt mỏi. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự động biến mất sau khoảng 1 – 3 ngày, nên mẹ không cần quá lo lắng!


Tác dụng phụ không mong muốn


Ngoài những phản ứng thường gặp, đôi khi, trẻ cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn cụ thể như: Khó thở hoặc thở khò khè; Khàn tiếng; Nổi mề đay; Cơ thể xanh xao, yếu đuối; Rối loạn nhịp tim, Chóng mặt. Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng này, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả nhất.


Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi về lịch tiêm vắc xin ho gà sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn băn khoăn nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!

1 view

Comments


bottom of page