Chúng ta khi trưởng thành thường chủ quan, chẳng quan tâm nhiều đến sức khỏe, điển hình như không tiêm vacxin đầy đủ. Mặc dù vacxin vẫn vô cùng cần thiết. Thế người lớn cần tiêm vacxin gì? Khuyến cáo tiêm trong đại dịch Covid-19 ra sao? Xem ngay bài viết này sẽ rõ!
Người lớn có cần tiêm vacxin không?
Theo thống kê, khoảng 600.000 người trưởng thành trên thế giới tử vong mỗi năm vì bệnh có thể phòng ngừa được bằng vacxin. Bên cạnh những bệnh lý phổ biến, các dịch bệnh hiếm gặp đang có nguy cơ quay trở lại trong khoảng thời gian gần đây, đe dọa lớn đến sức khỏe và tính mạng con người. Điển hình trong năm 2016 – 2017, đã xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu tại một số tỉnh thành của nước ta. Khoảng 10% người lớn dù đã tiêm chủng lúc nhỏ cần được tiêm lại, vì hiệu lực đã giảm dần, cụ thể như vacxin ho gà, thủy đậu, uốn ván,…
Để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh, tiêm vacxin là cách đơn giản nhất. Cộng đồng miễn dịch sẽ được tạo thành từ những cá nhân khỏe mạnh đã tiêm phòng đầy đủ, lúc này khả năng bùng phát dịch sẽ giảm. Nhờ vậy, những đối tượng dễ bị viêm nhiễm như trẻ em chưa được tiêm ngừa vì quá nhỏ, người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính không thể tiêm chủng sẽ được bảo vệ trước các vi khuẩn, virus gây hại.
Vậy người trưởng thành có cần tiêm vacxin không? Đương nhiên là có. Thế người lớn cần tiêm vacxin gì? Tiếp tục xem bài viết để tìm hiểu nhé.
Người lớn cần tiêm vacxin gì?
Người lớn cần tiêm vacxin gì? Theo Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng Mỹ và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo những loại vắc xin cần tiêm phòng cho người từ 19 tuổi trở lên, gồm có:
Trên đây là những loại vacxin được khuyến cáo cần tiêm phòng cho người trưởng thành, giúp bạn giải đáp câu hỏi người lớn cần tiêm vacxin gì. Hãy tiếp tục xem những khuyến cáo tiêm chủng trong đại dịch Covid-19 nhé.
Khuyến cáo tiêm chủng trong đại dịch Covid-19
Bên cạnh việc tìm hiểu người lớn cần tiêm vacxin gì, chúng ta nên xem thêm những khuyến cáo tiêm chủng trong đại dịch Covid-19.
Theo các chuyên gia, với điều kiện môi trường đang bị ô nhiễm như hiện nay, người trưởng thành cần tiêm vacxin đầy đủ. Đặc biệt là người bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, mặc bệnh ung thư), sức khỏe kém, có bệnh lý nền (tiểu đường, tim mạch, huyết áp, COPD – tắc nghẽn phổi mãn tính, lao, hen suyễn,…) hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (làm việc trong cơ sở y tế, ngành thú ý),…
Trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, để hạn chế khả năng bị lây nhiễm và giảm nhẹ những triệu chứng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên ưu tiên tiêm chủng 6 loại vacxin sau:
Bệnh cúm
Hàng năm virus thường hay biến đổi nên còn được gọi là bệnh cúm mùa.Bệnh cúm có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Gồm những triệu chứng như sốt cao, ho khan, ớn lạnh, sổ mũi, đau đầu, đau họng, đau cơ và khớp,… Ngoài ra sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai, hen suyễn.
Người lớn cần tiêm vacxin gì để phòng bệnh cúm? Có thể dùng các loại vacxin sau:Vacxin Influvac 0,5 ml (Hà Lan).Vacxin GC Flu 0,5 ml (Hàn Quốc).Vacxin Vaxigrip 0,5 ml (Pháp).Vacxin Ivacflu-S 0,5 ml (Việt Nam).Để phòng ngừa bệnh cúm và các biến chứng, người trưởng thành cần tiêm nhắc lại hàng năm.
Viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn
Có 4 căn bệnh nguy hiểm chết người gây ra bởi vi khuẩn phế cầu là viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa. Đồng thời, những bệnh trên là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt khi đang mắc lao phổi, tiểu đường, tim mạch,…Diễn biến của bệnh do phế cầu khuẩn diễn ra rất nhanh, thông qua những triệu chứng ban đầu như đau ngực, ho ra đờm, sốt cao, khó thở.Rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm tắc tĩnh mạch, tổn thương dây thần kinh sọ não, viêm thận, viêm phổi, thậm chí tử vong. Một số di chứng khác như điếc, mù, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh,…
Người trưởng thành, mắc bệnh nền hay mãn tính, cao tuổi được khuyến cáo dùng vacxin Prevenar 13 (Anh).
Bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm màng tim, viêm mũi họng, viêm khớp,… do não mô cầu khuẩn.
Bệnh do não mô cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm do diễn biến trầm trọng, khó chẩn đoán, gây tử vong nhanh. Vì có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường như buồn nôn, sốt, chán ăn, nhức đầu, đau họng, buồn ngủ,…Người bệnh sẽ bị cứng cổ, vô cùng đau đớn, sợ ánh sáng trong 9 – 15 giờ sau khi vi khuẩn não mô cầu xâm lấn. Bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, co giật, mê sảng, mất ý thức, thậm chí tử vong trong 16 – 24 giờ tiếp theo.
Bộ Y Tế khuyến cáo nên tiêm vacxin VA-Mengoc-BC (Cuba) và Menactra (Mỹ) cho người trưởng thành có miễn dịch kém, người cao tuổi.
Thủy đậu
So với trẻ em, người lớn có nguy cơ mắc thủy đậu cao gấp 1,6 lần, với tỷ lệ biến chứng nặng nề như nhiễm trùng da, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn,… và dễ gây tử vong. Tỷ lệ tử vong do biến chứng viêm não từ thủy đậu chiếm 5 – 20%. Tỷ lệ tử vong của viêm phổi do thủy đậu là 10 – 30%.Phụ nữ mang thai đặc biệt trong khoảng 13 – 20 tuần nếu mắc thủy đậu có thể bị sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Nếu trẻ sơ sinh chẳng may mắc thủy đậu bị lây từ mẹ sẽ có diễn biến nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao đến 30%.
Người lớn cần tiêm vacxin gì để phòng bệnh thủy đậu? Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) là 2 loại vacxin được khuyến cáo dùng.Trước khi có thai ít nhất 3 tháng, phụ nữ cần tiêm vacxin thủy đậu.
Bạch hầu – uốn ván – ho gà
Trong vòng 6 – 10 ngày, bệnh bạch hầu có thể biến chứng thành suy tim, viêm phổi, dẫn đến tử vong.Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà là viêm phổi, tăng áp phổi, viêm não, thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng cơ hội.Uốn ván gây ra những biến chứng nguy hiểm như co thắt thanh quản, thuyên tắc phổi, viêm phổi, động kinh, suy thận cấp,… có thể dẫn đến tử vong.Trong năm 2017, theo thống kê khoảng 38.000 người chết do uốn ván và 8.819 ca mắc bạch hầu trên toàn thế giới.
Vacxin Adacel (Pháp) và Boostrix (Bỉ) là 2 loại vacxin phối hợp phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván.Riêng vacxin Boostrix có thể xem xét tiêm cho phụ nữ mang thai, giúp mẹ và bé được phòng bệnh.
Sởi – quai bị – Rubella
Bệnh sởi gây viêm phế quản, phổi, thanh quản hoặc biến chứng lên hệ thần kinh như viêm tủy cấp, viêm màng não,…Viêm tinh hoàn ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới là biến chứng của quai bị.Rubella khiến thai chết lưu, sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh (bệnh tim, điếc, tật mắt nhỏ, đục thủy tinh thể, chậm phát triển trí tuệ,…).
Người lớn cần tiêm vacxin gì để phòng bệnh sởi – quai bị – Rubella? Hai loại vacxin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) rất được các bác sĩ tin dùng.
Thắc mắc người lớn cần tiêm vacxin gì, đặc biệt trong thời điểm đại dịch Covid-19 đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp đầy đủ. Mọi người hãy tham khảo và nhanh chóng tiêm chủng nhé.
Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm vacxin cho người lớn
Bên cạnh câu hỏi người lớn cần tiêm vacxin gì, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục trả lời giúp bạn một số thắc mắc khác khi tiêm vacxin cho người trưởng thành, điển hình là:
Nhóm đối tượng nào được khuyến khích tiêm ngừa?
Bất kỳ người trưởng thành nào cũng cần được tiêm vacxin đầy đủ. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao, cụ thể như:
Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai.
Người có nguy cơ mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác.
Người trưởng thành đi du lịch nước ngoài.
Người có môi trường làm việc phải tiếp xúc với trẻ nhỏ, bệnh nhân,…
Người lớn ở độ tuổi từ 50 – 65 tuổi.
Tác dụng phụ phổ biến khi tiêm vacxin là gì?
Khi tiêm vacxin bạn có thể gặp một số tác dụng phụ phổ biến như đau, sứng tấy, mẩn đỏ trên cánh tay được tiêm chủng. Ngoài ra, nếu tiêm ở những bộ phận khác đôi khi dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn,… Tùy theo cơ địa, bạn có thể gặp phản ứng phụ khác nghiêm trong hơn. Hãy nhớ báo cáo với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào dù nhẹ hay nặng nhé.
Vacxin có ức chế hệ miễn dịch không?
Vacxin không lấn áp hoặc ức chế hệ miễn dịch ở người lớn khỏe mạnh. Vốn dĩ hệ miễn dịch được tạo ra có thể tiếp xúc được với các kháng nguyên ngoại lai thông qua hoạt động hàng ngày như ăn, uống, giao tiếp,… và đáp ứng trước nhiều thách thức khác. Nếu bạn lo lắng về hệ miễn dịch của mình, không biết vacxin có phù hợp hay không thì hãy trao đổi với bác sĩ.
Trên 65 tuổi và không có bất kỳ bệnh mãn tính nào tôi vẫn cần phải chủng ngừa?
Tuổi cao có nguy cơ dễ bị bệnh cúm nên đã trên 65 tuổi bạn vẫn nên tiêm ngừa. Bên cạnh đó, người trên 65 tuổi cũng được khuyến khích tiêm vacxin phế cầu khuẩn, ngay cả khi đang khỏe mạnh.
Đi nước ngoài, tôi sẽ cần chủng ngừa bệnh gì?
Có một số loại vacxin không được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Tuy nhiên, nếu bạn đi du lịch lại cần phải tiêm ngừa. Tùy vào quốc gia và vùng bạn đến du lịch sẽ được chỉ định nên tiêm loại vacxin nào. Quan trọng là phải cung cấp đầy đủ lộ trình mà bạn sắp đến cho bác sĩ được rõ. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được loại vacxin cần phải tiêm.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn thắc mắc người lớn cần tiêm vacxin gì, cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích. Nếu còn câu hỏi khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!
Comments