top of page
Writer's picturephuongnam hospital

[Chú Ý] Những Điều Cần Biết Trước Khi Tiêm Chủng

Để giúp bản thân hay trẻ nhỏ khỏe mạnh và nhận hiệu quả cao khi tiêm vacxin. Bạn phải quan tâm đến những điều cần biết trước khi tiêm chủng ví dụ như lịch tiêm, điều nên làm và các lưu ý có liên quan khác,… Tìm hiểu ngay trong bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhé!



Những điều cần biết trước khi tiêm chủng


Khám sàng lọc, thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ cùng những lưu ý khác là một trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng.


Khám sàng lọc trước khi tiêm ngừa


Nhằm xác định những bất thường cần lưu ý để quyết định tiêm chủng, tạm hoãn hay không được tiêm một loại vacxin nào đó, việc khám sàng lọc trước khi thực hiện là vô cùng cần thiết. Vì thế, bác sĩ và người được tiêm hay phụ huynh của trẻ cần hợp tác với nhau, để giúp quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn, hiệu quả, đúng thời điểm. Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng dựa vào những thông tin do người được tiêm hay phụ huynh của trẻ cung cấp, cùng các dấu hiệu bác sĩ phát hiện trong quá trình thăm khám.


Thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ


Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo đầy đủ về lịch sử tiêm chủng và vấn đề sức khỏe của trẻ cho bác sĩ, điển hình như:

  • Cân nặng của trẻ đã đủ 2,5 kg hay chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh).

  • Trẻ ngủ, bú (ăn), uống, sinh hoạt bình thường hay không?

  • Bé có đang sốt hay mắc phải bệnh lý gì khác không? Đặc biệt là các bệnh lý bẩm sinh hay trẻ mắc bệnh nghiêm trọng phải nhập viện điều trị từ lúc ra đời đến nay.

  • Bé có đang sử dụng thuốc hoặc tiếp nhận phương pháp điều trị nào khác không?

  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thức ăn hay loại thuốc nào không?

  • Bé có tiền sử dị ứng với các lần tiêm trước đó hoặc loại vacxin nào không?

Với người lớn khi tiêm chủng cũng phải thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, gồm có những loại thuốc, liệu pháp điều trị đang dùng, vacxin tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần), bệnh đã mắc, phản ứng cơ thể ở lần tiêm chủng trước hoặc dị ứng từng gặp. Riêng đối với phụ nữ, chị em cần thông báo thêm cho bác sĩ biết thời gian dự định có thai và đang mang thai hay không?


Một số lưu ý với người lớn và trẻ nhỏ


Trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng, cần lưu ý một số điều sau đây:

Với trẻ nhỏ

  • Bố mẹ nên theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc, trước khi tiêm chủng.

  • Phải trì hoãn lịch tiêm khi trẻ có biểu hiện bệnh lý hoặc chưa đủ tiêu chuẩn về cân nặng, cho đến khi tất cả các vấn đề được giải quyết.

  • Phải ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có) trong trường hợp phản ứng nặng với mũi tiêm trước đó.

  • Để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ tiêm chủng phù hợp với trẻ, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn mũi tiêm. Bố mẹ cần mang theo đầy đủ phiếu hoặc sổ tiêm chủng.

  • Bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc trước tiêm chủng và đánh giá thể trạng của trẻ một cách toàn diện tại cơ sở y tế. Sau đó, căn cứ vào lịch sử tiêm chủng và kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo phù hợp.

  • Tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y Tế về độ tuổi tiêm chủng cho trẻ. Thông qua việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ tạo cho bé hệ miễn dịch hiệu quả, tránh mắc phải những bệnh lý nguy hiểm khi chưa kịp phòng ngừa.

Với người lớn


Khi đi tiêm chủng cũng không được chủ quan, cần thông báo chính xác tình trạng sức khỏe cho bác sĩ biết, điển hình như các loại thuốc, liệu pháp đang dùng, bệnh từng mắc, phản ứng của cơ thể trong lần tiêm chủng trước và những vacxin đã tiêm gần đây (khoảng 4 tuần).


Quy trình tiêm vacxin


Quy trình tiêm vacxin cũng là một trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng, cơ bản gồm có các bước như sau:



  • Bước 1: Tiến hành đăng ký thông tin. Nếu tiêm vacxin dịch vụ bạn cần thanh toán tại quầy thu ngân.

  • Bước 2: Khám sàng lọc và nhận tư vấn tiêm chủng từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Bước 3: Được tiêm vacxin.

  • Bước 4: Ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi và kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng cũng như nhận hướng dẫn chăm sóc tại nhà trước khi ra về.

Tùy vào cơ sở y tế, thời điểm tiêm chủng cùng nhiều yếu tố khác, quy trình trên sẽ có sự thay đổi.


Việc cần làm sau khi tiêm chủng


Bên cạnh những việc cần làm trước khi tiêm và quy trình thực hiện. Chúng ta cần biết sau khi tiêm chủng nên theo dõi và chăm sóc sức khỏe như thế nào hợp lý.


Việc theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế trước khi ra về vô cùng cần thiết, dù là tiêm chủng cho người lớn hay trẻ nhỏ. Trong thời điểm này, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường như thở khò khè, thở nhanh hay ngắt quãng, nôn trớ, da mẩn đỏ,… cần thông báo ngay cho y tá hoặc bác sĩ để kịp thời xử lý.


Trong 24 – 48 giờ tiếp theo sau khi tiêm, trẻ em nên được theo dõi:

  • Nhịp thở và thân nhiệt.

  • Biểu hiện trong sinh hoạt như ngủ, ăn (bú), uống, sự tỉnh táo.

  • Quan sát vùng tiêm (phát ban, mẩn đỏ, sưng) và da toàn thân.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách sau khi tiêm, điển hình là:

  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

  • Cho trẻ uống nước và bú nhiều hơn, duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

  • Nếu trẻ sốt > 38,5 độ C và quấy khóc, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thông thường cùng liều lượng hợp lý với cân nặng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.

  • Có thể chườm đá lạnh để giảm sưng đau cho trẻ nếu vết tiêm bị đỏ, sưng tấy.

  • Trong lúc bế bé cần tránh chạm vào vết tiêm, không nặn chanh, chườm nóng, xoa đầu, đắp khoai tây hay bôi bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm vì có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.


Một số lưu ý khi tiêm ngừa vacxin


Trường hợp không nên tiêm vacxin hoặc trì hoãn


Những điều cần biết trước khi tiêm chủng tiếp theo là các trường hợp không nên hoặc phải trì hoãn tiêm vacxin.

Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng gồm có:

  • Trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vacxin, trẻ em có biểu hiện viêm não.

  • Mẹ bầu không nên tiêm vacxin sống giảm độc lực.

  • Người có tiền sử dị ứng, phản ứng nặng sau khi tiêm 1 liều vacxin trước đó.

  • Chống chỉ định tiêm các loại vacxin sống cho người bị suy giảm miễn dịch. Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không được điều trị dự phòng, chống chỉ định tiêm vacxin phòng bệnh Lao.

  • Không tiêm vacxin cho người bị suy chức năng các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, tim,…

  • Những trường hợp chống chỉ định khác do nhà sản xuất vacxin quy định.

Bên cạnh những điều cần biết trước khi tiêm chủng kể trên, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, cần tạm hoãn tiêm chủng trong những trường hợp sau:

  • Em bé đang hoặc vừa mới kết thúc liệu trình điều trị Corticoid trong vòng 14 ngày.

  • Trẻ sơ sinh có mức cân nặng dưới 2000 gam.

  • Em bé mắc phải những bệnh cấp tính, nhiễm trùng cần tạm hoãn tiêm vacxin.

  • Trẻ hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C và sốt ≥ 37,5 độ C khi đo nhiệt độ tại nách.

  • Những trường hợp cần tạm hoãn khác do nhà sản xuất vacxin quy định.

Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm ngừa


Trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng, liều lượng vacxin cho mỗi lần thực hiện nên được quan tâm. Hai loại vacxin sống không được tiêm trong khoảng thời gian quá gần nhau, ít nhất là 4 tháng. Điển hình như vacxin thủy đậu, sởi, lao,…


Ngoài ra, trong cùng một lần có thể tiêm nhiều loại vacxin khác nhau. Tuy nhiên, cách tiêm này nếu xảy ra dị ứng, phản ứng sẽ khó phân biệt nguyên nhân đến từ loại vacxin nào. Do đó, chỉ nên sử dụng duy nhất một loại vacxin cho một lần tiêm chủng. Nếu địa điểm tiêm xa nhà hoặc trẻ ghép tạng có thể tiêm hai loại vacxin trở lên.


Một số phản ứng phụ


Phản ứng phụ cũng là một trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng, có thể chia thành hai nhóm:

  • Phản ứng nhẹ gồm có đỏ, sưng, đau tại vị trí tiêm, cảm thấy mất cảm giác ngon miệng, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh, sốt nhẹ,…

  • Phản ứng nặng điển hình như sốc phản vệ, trẻ quấy khóc kéo dài, giảm trương lực, sụt giảm tiểu cầu, động kinh,…

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn những điều cần biết trước khi tiêm chủng như quy trình, việc cần làm và lưu ý quan trọng,… nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Để nhận tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!


1 view

Comments


bottom of page