top of page
Writer's picturephuongnam hospital

Phản Ứng Phụ Khi Tiêm Vacxin Thường Gặp Và Nguy Hiểm

Vacxin mang đến công dụng tuyệt vời, làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, tử vong ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, có một số phản ứng phụ khi tiêm vacxin thường gặp và nguy hiểm bạn cần biết. Từ đó, giúp chúng ta có sự chuẩn bị tâm lý tốt và xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!



Vacxin có an toàn không?


Để tìm hiểu về phản ứng phụ khi tiêm vacxin, chúng ta hãy cùng đánh giá xem vacxin có an toàn hay không trước. Theo Cục Y Tế Dự Phòng và Bộ Y Tế, tiêm vacxin là phương pháp đưa kháng nguyên từ mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch hoạt động và phát triển miễn dịch đặc hiệu. Từ đó, vacxin phát huy vai trò chống lại mầm bệnh mà không gây ra các bệnh lý liên quan.


Vacxin được đánh giá và chứng minh là an toàn nhờ các lý do dưới đây:

  • Vacxin đã trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người nghiêm ngặt để khẳng định tính an toàn và hiệu quả trước khi được cấp phép sử dụng.

  • Trong quá trình sử dụng, vacxin sẽ tiếp tục được đánh giá và giám sát tính hiệu quả.

  • Các thông tin từ nhiều nguồn về phản ứng sau tiêm sẽ được các nhà khoa học thu thập thường xuyên. Đa phần những phản ứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn với tác động nhẹ. Đồng thời, so với nguy cơ mắc bệnh và tử vong, khả năng gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin cũng thấp hơn nhiều.

Vì sao tiêm vacxin bị phản ứng phụ


Phản ứng của một cá nhân với đặc tính vacxin vốn có gọi là phản ứng vacxin. Ngay cả khi vacxin đã được xử lý, chuẩn bị và tiêm chủng đúng cách. Theo WHO, phản ứng phụ khi tiêm vacxin xuất phát từ bốn nguyên nhân sau:



Do vacxin


Thành phần có trong vacxin dẫn đến các phản ứng phụ, thông thường sẽ tự khỏi và tác động nhẹ. Rất hiếm khi xảy ra phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vacxin.


Quá trình tiêm chủng có sai sót


Các sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng như sử dụng, bảo quản, kỹ thuật tiêm, pha hồi chỉnh và chuẩn bị vacxin chưa đúng dẫn đến phản ứng phụ. Có thể phòng tránh được những phản ứng phụ khi tiêm vacxin thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn bảo quản, vận chuyển vacxin và thực hành tiêm chủng đúng theo quy trình được khuyến cáo.


Tâm lý lo lắng


Khi lo lắng quá mức sẽ gây ra những phản ứng cho cơ thể điển hình như:

  • Với trẻ trên 6 tuổi có thể ngất xỉu.

  • Tê xung quanh bàn tay, miệng, chóng mặt, nhức đầu.

  • Trẻ la hét, ngưng thở ngắn, nôn.

Trùng hợp ngẫu nhiên


Sau khi tiêm chủng, sức khỏe bất ngờ gặp vấn đề nhưng không xuất phát từ các nguyên nhân kể trên. Mà do triệu chứng của một bệnh lý có sẵn, trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm tiêm vacxin.


Ngoài ra, cũng có trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây phản ứng phụ khi tiêm vacxin. Giống như việc sử dụng thực phẩm hay thuốc, các phản ứng sau tiêm sẽ phụ thuộc vào cơ địa. Phản ứng có thể diễn ra nhẹ hay nặng tùy vào loại vacxin và thể trạng của người được tiêm.


Vacxin đã dự phòng cho hàng triệu người lớn, trẻ em tránh được những bệnh lý nguy hiểm và nguy cơ tử vong. Vì thế, vacxin có vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi nguy cơ gây ra tai biến sau khi tiến hành tiêm chủng là rất thấp, thông thường sẽ liên quan đến cơ địa của người được tiêm vacxin.


Do đó, để giảm nguy cơ tai biến, cần tuân thủ đúng quy trình tiêm chủng, khai báo thuốc và các bệnh lý đang điều trị, đồng thời theo dõi sức khỏe sau khi tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ.


Phản ứng phụ khi tiêm vacxin



Phản ứng thường gặp


Phản ứng phụ khi tiêm vacxin thường gặp và có diễn biến nhẹ, điển hình như:

  • Vị trí tiêm bị đỏ, sưng, đau.

  • Mất cảm giác ngon miệng, đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh, sốt nhẹ.

Các phản ứng kể trên thường xảy ra sau khi tiêm vacxin vài giờ. Nhưng ít nguy hiểm và nhanh chóng biến mất trong khoảng thời gian ngắn. Thông thường, phản ứng nhẹ xuất hiện ngay trong ngày tiêm chủng hoặc vào ngày hôm sau và kéo dài thêm vài ngày nữa. Trừ triệu chứng nổi mề đay khi tiêm ngừa vacxin phòng bệnh Sởi, có thể biểu hiện sau 6 – 12 ngày kể từ lúc đưa vacxin vào cơ thể.


Phản ứng nguy hiểm


Bên cạnh các phản ứng phụ khi tiêm vacxin thường gặp, không đáng lo ngại. Bạn cần chú ý đến những phản ứng nguy hiểm, cụ thể là:

  • Sốc phản vệ: Các triệu chứng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi tiêm vacxin như co giật, giãy giụa, vật vã, choáng váng, chóng mặt, đau đầu, vệ sinh không tự chủ, đau quặn bụng, nghẹt thở, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, phù Quincke, ban đỏ, mẩn ngứa,…

  • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Điển hình như phù nề toàn thân, phù nề ở mặt, phát ban, phù nề thanh quản, thở ngắt quãng, khò khè do co thắt thanh quản và phế quản,… Thường biểu hiện sau khi tiêm chủng khoảng 2 tiếng với một hoặc kết hợp cùng lúc nhiều triệu chứng.

  • Sốt cao: Sẽ khá nguy hiểm nếu sốt > 38,5 độ C sau khi tiêm vacxin.

  • Co giật: Thường là các cơn co giật toàn thân có thể sốt, nhưng không kèm theo triệu chứng và dấu hiệu tại chỗ.

  • Áp xe: Có thể là áp xe nhiễm khuẩn hoặc vô khuẩn. Tại vị trí tiêm xuất hiện dịch và sờ thấy mềm.

  • Nhiễm khuẩn huyết: Nếu khởi phát thường là trường hợp cấp tính và xuất hiện trên toàn cơ thể. Sốc nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm và hay gặp.

Trên đây là những phản ứng phụ khi tiêm vacxin. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Hãy theo dõi sức khỏe bản thân hoặc trẻ nhỏ thật tốt sau khi tiêm chủng và đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng nghiêm trọng nhé.


Các phản ứng sau khi chủng ngừa của một số loại vacxin


Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn những phản ứng phụ khi tiêm vacxin theo từng loại, cụ thể như sau:


Lưu ý: Không tiêm vacxin Invacflu-S 0,5 ml (Việt Nam) cho phụ nữ mang thai. Chị em nếu muốn tiêm vacxin Sởi – quai bị – Rubella phải thực hiện trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.


Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn những phản ứng phụ khi tiêm vacxin thường gặp và nguy hiểm. Đồng thời cung cấp thêm các thông tin hữu ích như nguyên nhân gây ra phản ứng phụ, đánh giá mức độ an toàn của vacxin,… Nếu còn thắc mắc khác, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 để được tư vấn nhé!


2 views

Comments


bottom of page