top of page
Writer's picturephuongnam hospital

Các Tai Biến Tiêm Bắp Có Thể Gặp Phải

Tiêm bắp là kỹ thuật tiêm được ứng dụng vô cùng rộng rãi bởi khả năng giúp thuốc được hấp thu nhanh hơn so với khi tiêm dưới da. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp các tai biến tiêm bắp nếu tiêm không đúng cách. Vậy các tai biến xảy ra khi tiêm bắp gồm những gì? Bài viết dưới đây của Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.



Tìm hiểu về tiêm bắp


Trước khi đi sâu vào các tai biến tiêm bắp, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về kỹ thuật này nhé!


Tiêm bắp là một trong những đường tiêm phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong y khoa bao gồm tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da và tiêm bắp.

  • Chúng ta có thể hiểu đơn giản, tiêm bắp là kỹ thuật tiêm thuốc vào các vùng cơ bắp, nhằm giúp thuốc đi vào cơ thể nhanh hơn, hấp thu nhanh hơn, từ đó nhanh có tác dụng và đạt hiệu quả chữa trị tốt hơn.

  • Các vị trí tiêm bắp phổ biến gồm có cơ mông, cơ Delta cánh tay và cơ đùi. Mỗi vị trí cũng sẽ được sử dụng cho các loại thuốc khác nhau với liều lượng không giống nhau.

  • Ưu điểm của tiêm bắp là giúp thuốc tác dụng nhanh hơn và có thể áp dụng cho hầu hết các loại thuốc. Đặc biệt là thuốc chậm tan, dễ gây kích thích, thuốc hiệu quả chậm, dung dịch thân dầu hay thuốc không thể tiêm vào tĩnh mạch đều có thể áp dụng tiêm bắp.

  • Tuy nhiên nhược điểm của nó là không thể sử dụng nếu tiêm các loại thuốc gây hoại tử và phải là người có kinh nghiệm mới tiêm đúng vị trí, không gây đau hoặc không gây tai biến cho người bệnh.

Tìm hiểu các tai biến tiêm bắp và cách xử lý


Trên thực tế, tuy là kỹ thuật phổ biến, nhưng tiêm bắp lại chỉ có thể thực hiện bởi những điều dưỡng, y sĩ có kinh nghiệm, bởi nếu chưa có kinh nghiệm tiêm bắp trong quá trình tiêm, rất dễ gây ra các tai biến tiêm bắp hoặc vấn đề không mong muốn như:



Gây tắc mạch

  • Khi tiêm bắp, người bệnh có thể bị tắc mạch khiến vùng tiêm bị sưng đau, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do loại thuốc được tiêm thuộc dạng thuốc nhũ hoặc thuốc dầu bị tiêm thẳng vào mạch máu mà không phải được tiêm vào vùng cơ.

  • Cách phòng ngừa: Để tránh tình trạng tiêm thuốc vào mạch máu khi tiêm bắp thì sau khi đâm kim tiêm vào vị trí tiêm, bạn hãy rút kim tiêm lên để xem có máu xuất hiện ở ống tiêm hay không. Trường hợp không thì bạn có thể tiến hành tiêm ngay, còn nếu có máu thì phải rút ra và tiêm ở vị trí khác.

Cong kim, gãy kim tiêm

  • Cong kim xảy ra do kỹ thuật của điều dưỡng hoặc y sĩ bị sai, đâm kim không đúng góc độ.

  • Gãy kim xảy ra do bệnh nhân không nằm yên để tiêm mà lại giãy giụa trong quá trình tiêm.

  • Cách phòng ngừa và xử lý: Khi tiêm hãy giữ chặt bệnh nhân để bệnh nhân không giãy giụa khi tiêm và không nên tiêm ngập kim, để có thể rút ra dễ dạng nếu kim bị gãy.

Tiêm sai vị trí, đâm phải dây thần kinh

  • Đâm phải dây thần kinh hông là một trong những tai biến tiêm bắp bạn có thể gặp phải khi tiêm cơ mông. Nguyên nhân là do cách tiêm của kỹ thuật viên bị sai hoặc điều dưỡng thiếu kinh nghiệm trong việc đo gốc độ tiêm.

  • Cách phòng ngừa và xử lý: Khi tiêm cơ mông, bạn phải thực hiện tiêm theo góc 90 độ để tránh đâm kim sai vị trí.

Gây mảng mục chỗ tiêm



  • Nguyên nhân sau khi tiêm bắp, vùng tiêm xuất hiện mảng mục đó là tiêm nhầm thuốc gây hoại tử hoặc các loại thuốc chống chỉ định với tiêm bắp. Lúc này, vị trí tiêm thường bị đau, cứng, đỏ tấy hoặc nhũn ra giống như đang bị áp xe.

  • Để xử lý tình trạng này, bạn có thể chườm nóng để làm tan mảng mục, cần thiết thì phải tiêm novacain, trường hợp nặng cần phải chích rạch.

  • Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn hãy kiểm tra thuốc kỹ lưỡng trước khi tiêm cho bệnh nhân.

Áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn


Tai biến tiêm bắp tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải đó là bị nhiễm khuẩn, áp xe chỗ tiêm. Nguyên nhân được xác định là do điều dưỡng không đảm bảo các điều kiện vô trùng, vô khuẩn khi tiêm thuốc chậm tan, khó tan khiến vị trí tiêm bị áp xe.

  • Lúc này, chỗ tiêm sẽ bị sưng đỏ, đau, sờ có cảm giác nóng. Vì vậy để xử lý tình trạng này, bạn có thể chườm nóng hoặc chích áp xe.

  • Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, vô trùng khi tiêm.

Sốc phản vệ

  • Sau khi tiêm thuốc, một số trường hợp hiếm, bệnh nhân sẽ bị sốc phản vệ, nguyên nhân là do cơ thể không thể tiếp nhận thuốc hoặc vacxin.

  • Lúc này, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như sốt, nổi mề đay, đau bụng quặn thắt, hoảng loạng, tiểu tiện không tự chủ, tụt huyết áp, chống mặt, đau đầu, khó thở,…

  • Để xử lý tình trạng này, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo hướng dẫn chống sốc phản vệ của Bộ Y tế.

  • Cách phòng ngừa: Trước khi tiêm, bạn phải nắm rõ tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, xem bệnh nhân có bị dị ứng thuốc hay không và phải thực hiện test trước khi tiêm.

Bên cạnh các tai biến trên, một số trường hợp, bệnh nhân sau tiêm bắp cũng sẽ có các biểu hiện như:

  • Chảy dịch hoặc chảy máu chỗ tiêm liên tục.

  • Chỗ tiêm ngứa ngáy, đau, sưng tấy, đỏ.

  • Người mệt mỏi, đau đầu, sốt, khó thở.

Trường hợp này, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn hơn.

Mong rằng những chia sẻ về những tai biến tiêm bắp có thể gặp phải trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, hãy liên hệ đến hotline 1900 633 698 để được hỗ trợ nhé!


7 views

Comments


bottom of page