Rất nhiều thông tin hữu ích về việc tiêm phòng bệnh bạch hầu được chia sẻ như đối tượng, lịch tiêm, phản ứng phụ, cách chăm sóc sau tiêm, các loại vacxin hiện có,… cũng như đường lây nhiễm, triệu chứng khi mắc bạch hầu. Để giúp bản thân, trẻ nhỏ bảo vệ sức khỏe tốt, tránh những tác động xấu, bạn cần tìm hiểu và tiêm chủng đầy đủ. Vì thế, nhất định không thể bỏ qua bài viết này, cùng xem ngay thôi!
Tìm hiểu về bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là gì? Nguồn truyền nhiễm, đường lây truyền như thế nào? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gồm những ai? Triệu chứng ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết được lý do cần phải tiêm phòng bệnh bạch hầu nhé.
Đường lây truyền và nguồn truyền nhiễm
Bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Người lành đã bị lây nhiễm cũng như bệnh nhân là ổ chứa vi khuẩn bạch hầu và nguồn bệnh. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 2 – 5 ngày, có thể lâu hơn.
Thời điểm lây nhiễm không cố định. Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kì cuối ủ bệnh hoặc lúc khởi phát. Thời kì lây truyền ít khi trên 2 tuần, kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn. Người bình thường chứa vi khuẩn bạch hầu từ vài ngày đến 3, 4 tuần, hiếm khi kéo dài khoảng 6 tháng. Lây truyền sẽ chấm dứt nếu nhanh chóng điều trị kháng sinh và đạt được hiệu quả.
Phương thức lây truyền chủ yếu bằng đường hô hấp, truyền trực tiếp từ bệnh nhân sang người có sức khỏe bình thường. Bên cạnh đó, bạch hầu có thể gián tiếp lây nhiễm khi tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi dính chất bài tiết của người bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu cũng gây bệnh khi xâm nhập qua vùng da tổn thương.
Vi khuẩn bạch hầu thường nhân lên ở gần bề mặt hoặc trên bề mặt màng nhầy cổ họng. Người lành mang vi khuẩn hoặc bệnh nhân mắc bạch hầu khi hắt hơi, ho bắn những giọt nhỏ có chứa mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Nếu người gần đó hít phải có nguy cơ bị lây nhiễm. Cách lây lan này nhanh chóng nhất, đặc biệt là tại nơi đông người.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Người lớn và trẻ em ở mọi độ tuổi từng tiếp xúc với nguồn bệnh khi đến vùng dịch bạch hầu, nhưng chưa được tiêm vacxin đầy đủ.
Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Người sống trong môi trường mất vệ sinh hoặc đông đúc.
Hiệu quả bảo vệ của vacxin lên đến 97% và kéo dài khoảng 10 năm, tuy nhiên kháng thể theo thời gian sẽ giảm dần.
Triệu chứng
Trong thời gian đầu nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện tương tự bị cảm lạnh như sốt kèm ớn lạnh, ho, đau họng. Sau đó, những triệu chứng này sẽ tăng dần. Bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí nhiễm khuẩn, điển hình là:
Bạch hầu mũi
Người bệnh sổ mũi và chảy mũi ra chất nhầy, thậm chí có lẫn máu. Vách ngăn mũi có màng trắng. Vi khuẩn ít thâm nhập vào máu ở thể bệnh này, nên thường diễn ra nhẹ.
Bạch hầu thanh quản
Thể bệnh này rất nguy hiểm và tiến triển nhanh. Những biểu hiện thường gặp là ho ông ổng như tiếng chó sủa, khàn giọng, sốt. Bác sĩ có thể nhận thấy giả mạc từ hầu họng hoặc thanh quản lan xuống khi thăm khám. Bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp và có nguy cơ tử vong do các giả mạc làm tắc đường thở nếu không chữa trị kịp thời.
Bạch hầu tại các vị trí khác
Vi khuẩn bạch hầu có thể gây loét ở da cũng như niêm mạc ống tai, âm đạo, mắt. Tuy nhiên thể bệnh này thường nhẹ và hiếm gặp.
Bạch hầu họng và amidan
Bệnh nhân sốt nhẹ, chán ăn, đau cổ họng và mệt mỏi. Sau 2 – 3 ngày, một đám hoại tử xuất hiện tạo thành lớp giả mạc xám hoặc trắng ngà, dai và dính vào amidan, thậm chí lan rộng bao phủ toàn bộ vùng hầu họng. Lớp giả mạc dễ gây chảy máu và rất khó bóc.
Thể bệnh này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc toàn thân do các độc tố ngấm vào máu nhiều. Một số bệnh nhân có thể sưng các hạch vùng cổ và dưới hàm. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ hôn mê, đờ đẫn, mạch nhanh, xanh tái, phờ phạc và đối mặt với nguy cơ tử vong trong vòng 6 – 10 ngày nếu không được điều trị tích cực.
Biến chứng
Biến chứng thường gặp nhất là viêm thần kinh và viêm cơ tim, hầu hết do độc tố gây ra, cụ thể như sau:
- Viêm cơ tim: Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời người bệnh sẽ gặp biến chứng rối loạn nhịp tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, suy tim, viêm cơ tim, trụy tim mạch dẫn đến tử vong.
- Viêm dây thần kinh: Những biến chứng điển hình là liệt cơ hoành, gây yếu cơ ở chân và tay, liệt cơ vận nhãn, khó nuốt do tổn thương thần kinh cổ họng, trong 3 tuần đầu thường liệt khẩu cái mềm. Nếu bị liệt cơ hoành có thể gây suy hô hấp, viêm phổi.
- Biến chứng khác: Ngoài ra bạch hầu còn dẫn đến suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở, viêm kết mạc, chảy máu vỏ thượng thận và lớp tủy, hoại tử ống thận, thoái hóa thận,…
Bạn thấy đấy, bệnh bạch hầu gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì thế, việc tiêm phòng bệnh bạch hầu là vô cùng cần thiết.
Tìm hiểu vacxin phòng bệnh bạch hầu
Tiêm bạch hầu để làm gì? Như đã nói ở trên, tiêm phòng bệnh bạch hầu có vai trò quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể và dự phòng vi khuẩn bạch hầu. Vacxin được tạo thành bằng cách sử dụng biến độc tố bạch hầu đã bị hấp thụ trong nhôm Hydroxyd, làm mất độc tính.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh bạch hầu đơn giá, chỉ ứng dụng vacxin phối hợp chứa thành phần kháng nguyên bạch hầu như:
Vacxin 6 trong 1 (Infanrix Hexa, Hexaxim) phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi do Hib.
Vacxin 5 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm phổi do Hib (Pentaxim). Ngoài ra, còn có loại ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi do Hib (Quinvaxem, Combe Five, SII).
Vacxin 4 trong 1 (Tetraxim) phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, bại liệt, ho gà.
Vacxin 3 trong 1 (Boostrix, Adacel, DPT) phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà.
Vacxin 2 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, uốn ván nhưng chỉ được sử dụng khi dịch bùng phát, không tiêm phổ cập và dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Vậy tiêm bạch hầu là gì? Lịch tiêm, phản ứng phụ và cách chăm sóc ra sao? Dành cho đối tượng nào? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.
Tiêm phòng bệnh bạch hầu
Đối tượng chỉ định/chống chỉ định tiêm phòng bạch hầu
Trẻ nhỏ và người lớn sẽ được chỉ định tiêm tùy theo loại vacxin bạch hầu. Gần như không có trường hợp chống chỉ định tiêm phòng bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nếu dị ứng với thành phần hoặc phản ứng nặng với vacxin tương tự ở lần tiêm trước đó, sẽ không được chỉ định chủng ngừa.
Lịch tiêm phòng bệnh bạch hầu
Tại Việt Nam, tất cả trẻ em được khuyến cáo tiêm phòng bệnh bạch hầu. Lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi sẽ tiêm 3 liều và nhắc lại lần một khi được 18 tháng. Có thể nhắc lại vacxin 4 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, bại liệt, uốn ván, ho gà lúc bé 4 – 6 tuổi. Đối với người lớn, trẻ em, phụ nữ đang mang thai dưới 35 tuần nên tiêm nhắc lại mỗi 10 năm, nhằm duy trì kháng thể lâu dài bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh. Người lớn và trẻ em đều phải tuân thủ lịch tiêm chủng được bác sĩ khuyến cáo.
Phản ứng phụ sau khi tiêm phòng bạch hầu
Sau khi tiêm phòng bệnh bạch hầu, một số phản ứng phụ có thể xuất hiện như đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt và thường sẽ tự khỏi. Bên cạnh đó, cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và chữa trị kịp thời nếu có triệu chứng nặng hơn điển hình là hôn mê, ngủ li bì, tím tái, khó thở, phát ban, sốt cao nhưng không đáp ứng thuốc, trẻ bó bú, bú kém, quấy khóc liên tục,…
Chăm sóc sau tiêm vacxin
Sau khi tiêm phòng bệnh bạch hầu, người lớn hay trẻ nhỏ cũng cần được chăm sóc đúng cách, cụ thể như sau:
- Theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe tại nhà, nếu có biểu hiện nguy hiểm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám và điều trị.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên đảm bảo cho con bú (ăn) đủ cử.
- Giữ vệ sinh vị trí tiêm sạch sẽ, không chạm vào hay làm bẩn. Đồng thời, tránh tự ý đắp hoặc bôi bất kỳ thứ gì lên vết tiêm, vì có thể gây nhiễm trùng. Trong quá trình bế trẻ, mẹ tránh đè lên vị trí tiêm.
- Nếu muốn dùng thêm loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.
Trên đây là những thông tin về việc tiêm phòng bệnh bạch hầu. Vậy nên tiêm bạch hầu ở đâu để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao?
Tiêm ngừa bệnh bạch hầu ở đâu?
Trẻ em sẽ được tiêm phòng bệnh bạch hầu tại cơ sở y tế công lập theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, người lớn và trẻ nhỏ cũng có thể chọn tiêm vacxin bạch hầu tại cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, đảm bảo những tiêu chí sau:
Vacxin chất lượng và bảo quản tốt, có xuất xứ rõ ràng.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm.
Quy trình tiêm chuẩn đúng theo quy định do Bộ Y Tế đề ra.
Chi phí phù hợp và công khai minh bạch, không phát sinh thêm.
Thủ tục nhanh chóng và được theo dõi sức khỏe, dặn dò kỹ lưỡng trước khi ra về.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về việc tiêm phòng bệnh bạch hầu như các loại vacxin, phản ứng phụ, cách chăm sóc, đối tượng và lịch tiêm,… Đồng thời, tìm hiểu thêm về bệnh bạch hầu. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!
Những câu hỏi thường gặp về tiêm phòng bệnh bạch hầu
Bên cạnh những thông tin ở trên, Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm cho bạn một số thắc mắc thường gặp khác, cụ thể như:
Tiêm vacxin rồi thì có nguy cơ bị bệnh không?
Vacxin mang đến hiệu quả phòng bệnh cao và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng vẫn có nguy cơ bị bệnh. Nếu người lớn và trẻ nhỏ chưa tiêm đủ số mũi hoặc quên chủng ngừa nhắc lại, lượng kháng thể sẽ bị thiếu hụt không đủ để chống lại mầm bệnh. Ngoài ra, cũng có trường hợp người bệnh bị lây nhiễm trước khi tiêm chủng, nên khi vacxin vào cơ thể không phát huy được tác dụng.
Tiêm phòng bạch hầu có miễn phí không?
Trẻ em được tiêm phòng bạch hầu miễn phí tại cơ sở y tế công lập khi có chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, mẹ nên theo dõi lịch tiêm để đưa bé đến tham gia chủng ngừa nhé.
Tiêm chủng mở rộng bạch hầu từ năm nào?
Vào năm 1981, tiêm phòng bệnh bạch hầu đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia theo dạng thí điểm. Từ năm 1985 đến nay đã được đẩy mạnh và áp dụng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Comments