Tiêm phòng uốn ván là giải pháp phòng ngừa vi khuẩn uốn ván tấn công gây bệnh cho trẻ. Vậy tiêm phòng uốn ván cho trẻ khi nào thì tốt nhất? Có những loại vacxin ngừa uốn ván nào? Hay tiêm vacxin phòng uốn ván cho trẻ muộn có sao không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên nhé!
Tầm quan trọng khi tiêm phòng uốn ván cho trẻ
Trước khi tìm hiểu sâu về vấn đề tiêm phòng uốn ván cho trẻ khi nào thì tốt nhất, chúng ta cùng nghe đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng của vacxin ngừa uốn ván đối với trẻ nhé!
Theo các chuyên gia y tế thì uốn ván là một trong 5 bệnh lý nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ (bạch ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B), có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Bệnh uốn ván rất dễ gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Bệnh uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani tác động lên hệ thần kinh gây cơ cứng cơ và có thể gây cơ hô hấp ngừng hoạt động, dẫn đến tử vong. Bệnh không lây lan giữ người với người mà do vi khuẩn trong môi trường sống tấn công. Ví dụ bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn. Như thế phụ nữ có thể bị vi khuẩn uốn ván tấn công nếu dụng cụ y tế không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở hoặc nạo phá thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn nếu dụng cụ y tế để chăm sóc dây rốn không sạch hoặc trong quá trình sinh hoạt.
Hơn nữa, vacxin uốn ván có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn, phòng ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh uốn ván ở trẻ. Giúp hạn chế tình trạng mắc bệnh, giảm tỉ lệ tử vong, để trẻ trưởng thành một cách khỏe mạnh.
Ngoài ra, tiêm ngừa uốn ván đủ liều lượng, đúng lịch tiêm sẽ giúp trẻ không gặp phải những biến chứng nguy hiểm, phụ nữ mang thai có thai kỳ khỏe mạnh.
Tiêm phòng uốn ván cho trẻ khi nào?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.
Vì thế trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai, mẹ bầu đã được tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đầy đủ để bảo vệ mẹ và bé an toàn. Và khi bé ra đời, để tiếp tục bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván mẹ nên lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho bé. Vậy tiêm phòng uốn ván cho trẻ khi nào thì thích hợp?
Theo chuyên gia y tế, bạn nên đưa con yêu đi lịch tiêm uốn ván cụ thể dưới đây:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi trở lên.
Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.
Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Mũi 4: Tiêm sau mũi thứ 3 ít nhất 1 năm.
Mũi 5: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 6 tuổi.
*Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván:
Sau mỗi 10 năm, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vacxin uốn ván nhắc lại 1 lần để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất.
Sau khi tiêm vacxin sẽ gặp phải một số phản ứng phụ thường gặp như đau, sưng nơi tiêm, sốt nhẹ, … phản ứng nguy hiểm như sốt cao vì thế để đảm bảo an toàn bạn cần ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi sức khỏe. Và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất trong 24h tới.
Những loại vacxin phòng bệnh uốn ván phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường đang lưu hành rất nhiều loại vacxin phòng bệnh uốn ván, trong đó có loại đơn lẻ. Còn các loại khác là vacxin phối hợp, một mũi tiêm có thể phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau. Mũi tiêm phối hợp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tiêm ngừa mà vẫn đảm bảo được hiệu quả vì thế được bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên mỗi loại vacxin cần được tiêm ngừa đúng thời gian chỉ định vì thế cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm ngừa hiệu quả và an toàn cho bé.
Vắc xin phòng uốn ván hấp thụ VAT
Đây là loại vacxin do Việt Nam sản xuất, được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ, người lớn cũng như phụ nữ mang thai. Vacxin này rất an toàn và đảm bảo hiệu quả phòng bệnh rất tốt.
Vắc xin TT 0.5ml
Vắc xin phòng uốn ván hấp phụ TT 0.5ml dùng để phòng ngừa bệnh uốn ván, của Viện vắc-xin và sinh phẩm y tế Nha Trang-Việt Nam.
Được chỉ định sử dụng cho: thanh, thiếu niên, khi có vết thương, tiêm cho phụ nữ mang thai…
Gồm 3 mũi tiêm: mũi đầu vào ngày tiêm, mũi số 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi số 3 tiêm sau mũi số 2 tối thiểu 6 tháng.
Vắc xin Bootrix
Loại vacxin này cũng có thể phòng ngừa 3 bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà rất hiệu quả, do Bỉ sản xuất.
Được chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Chỉ định tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và nhắc lại sau mỗi 10 năm. Đối với phụ nữ mang thai thì tiêm vào tuần 27 đến dưới tuần 35 của thai kỳ.
Vacxin 6 trong 1
Vacxin phòng bệnh uốn ván cho trẻ được sử dụng nhiều nhất đến thời điểm hiện tại đó là vacxin 6 trong 1. Loại vacxin này giúp phòng được các bệnh như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b gây ra.
Hiện nay, người ta thường sử dụng vacxin 6 trong 1 do Bỉ sản xuất là Vắc-xin Infanrix Hexa hoặc Vắc-xin Hexaxim do Pháp sản xuất.
Vắc xin Pentaxim (Vắc xin 5 trong 1)
Văc – xin này có thể giúp phòng đến 5 loại bệnh bao gồm uốn ván, ho gà, bại liệt, bạch hầu và viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây ra. Vắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp bởi công ty Sanofi Pasteur.
Vắc xin Tetraxim (Vắc xin 4 trong 1)
Vacxin này giúp phòng bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt. Vắc xin Tetraxim được sản xuất tại Pháp bởi công ty Sanofi Pasteur.
Vắc xin Adacel (Vắc xin 3 trong 1)
Loại vacxin này giúp phòng bệnh uốn ván, ho gà, bạch hầu. Loại vắc-xin này được kết hợp từ 3 thành phần gồm ho gà vô bào, giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và giải độc tố uốn ván hấp phụ. Vắc xin Adacel được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur ( trực thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis – Pháp).
Vậy “tiêm uốn ván bao nhiêu tiền” sẽ phụ thuộc vào loại vacxin tiêm ngừa, cũng như cơ sở y tế tiêm ngừa. Vì thế nếu có nhu cầu bạn nên tham khảo bảng giá cụ thể của cơ sở y tế mà mình dự định tiêm.
Tiêm vacxin phòng uốn ván cho trẻ muộn có sao không?
Bên cạnh thắc mắc tiêm phòng uốn ván cho trẻ khi nào thì tiêm uốn ván cho trẻ muộn có sao không cũng được rất nhiều người quan tâm.
Theo các chuyên gia y tế thì trong một số trường hợp trẻ sẽ bị lỡ lịch tiêm chủng do quên, bị bệnh, không có vacxin… thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi các mũi vacxin có thể tiêm bù lại để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan, mà khi trẻ bị muộn lịch tiêm, mẹ hãy nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm bù càng sớm càng tốt. Như vậy mới có thể ngăn ngừa bệnh uốn ván hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mong rằng những chia sẻ trên đây về tiêm phòng uốn ván cho trẻ khi nào sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Phương Nam nhé!
Comments