Tiêm vacxin xong có được hiến máu không? Tiêm vacxin bao lâu thì được hiến máu? Hai câu hỏi trên là thắc mắc chung của rất nhiều người. Vì thế, thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
Tiêm vacxin xong có được hiến máu không?
Hiến máu là một việc làm tốt đẹp, nhân văn, mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng. Mỗi công dân Việt Nam nếu đủ điều kiện thì hãy tham gia hiến máu, để chung tay cùng Bộ Y Tế cứu giúp nhiều người hơn.
Vậy tiêm vacxin xong có được hiến máu không? Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn cần đợi thêm một khoảng thời gian tùy theo loại vacxin đã tiêm, đúng theo quy định được Bộ Y Tế ban hành.
Có một độc giả đã đặt câu hỏi cho Phòng khám Đa khoa Phương Nam như sau: “Vacxin tốt với cơ thể, không gây bệnh. Vậy tại sao bệnh nhân chỉ nhận một lượng nhỏ vacxin từ máu của người cho thì lại không được?“
Về mặt lý thuyết, những rủi ro vẫn có thể xảy ra, đặc biệt nếu người nhận đang bị suy giảm miễn dịch. Lúc này, vacxin sống có thể gây nguy hiểm cho người nhận. Do đó, Bộ Y Tế khuyến cáo chúng ta không nên hiến máu sau khi tiêm vacxin.
Vậy nếu bạn tiêm ngừa viêm gan B thì sao? Vì vacxin viêm gan B không phải là loại sống. Trường hợp này thì lại khác, vấn đề sẽ nằm ở người hiến máu. Nếu chỉ mới vừa tiêm chủng, kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với HBsAg. Từ đó, khiến trung tâm kết luận bạn không đủ tiêu chuẩn hiến máu, vì bị nhiễm virus viêm gan B và bị đưa vào “danh sách đen”. Mặc dù vacxin rất an toàn nhưng có thể gây ra hiểu lầm, nên bạn đừng quá vội vàng đăng ký hiến máu sau khi tiêm ngừa viêm gan B.
Thắc mắc tiêm vacxin xong có được hiến máu không đã được giải đáp. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu liệu tiêm vacxin bao lâu thì được hiến máu nhé.
Tiêm vacxin bao lâu thì được hiến máu?
Theo thông tư số 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu của Bộ Y Tế. Một số đối tượng sau khi tiêm vacxin sẽ phải hoãn hiến máu, cụ thể như sau:
- Người đã kết thúc đợt tiêm vacxin ngừa bệnh dại do động vật cắn sẽ phải trì hoãn hiến máu trong vòng 12 tháng.
- Người đã kết thúc đợt tiêm vacxin phòng bệnh sởi, Rubella, quai bị, tả, thương hàn, thủy đậu, BCG sẽ phải hoãn hiến máu trong vòng 4 tuần.
- Người đã kết thúc đợt tiêm vacxin theo quy định, ngoài những loại vừa được liệt kê ở trên sẽ phải hoãn hiến máu trong vòng 7 ngày.
Hầu hết tất cả những vacxin đều là vacxin sống, nên có thể tạo ra tình trạng nhiễm virus máu tạm thời (virus lưu hành trong máu). Vì thế, thông qua quá trình tiêm chủng sẽ truyền từ người cho sang người nhận. Ngay cả đối với vacxin không thuộc loại sống cũng mang đến những rủi ro nhất định. Do đó, mọi người cần đợi một khoảng thời gian sau khi tiêm chủng rồi mới hiến máu là hợp lý nhất.
Vậy tiêm vacxin bao lâu thì được hiến máu? Chắc hẳn mọi người đã nhận được câu trả lời rồi đúng không nào? Hãy tiếp tục cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về các đối tượng có thể hiến máu nhé.
Các đối tượng có thể hiến máu
Để được hiến máu, bạn cần đáp ứng những tiêu chuẩn do Bộ Y Tế ban hành, cụ thể như sau:
Xét về tính chất pháp lý
Người có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.
Đi hiến máu hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện.
Không bị truy cứu, phải chịu trách nhiệm hình sự tại thời điểm hiến máu.
Cần xuất trình một trong những loại giấy tờ có dán ảnh như hộ chiếu, giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân hay căn cước công dân,…
Người hiến máu cần điền đầy đủ những thông tin về tình trạng sức khỏe, ký tên xác nhận vào Bảng khai báo hành chính.
Xét về tình trạng sức khỏe
Tùy vào cân nặng và thể trạng, bạn sẽ được hiến với lượng máu phù hợp.
Hoàn toàn không mắc phải các bệnh cấp tính hoặc mạn tính theo quy định.
Có tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu không quá thấp hoặc quá cao.
Tần số tim trung bình, nhịp tim đều.
Trên đây là các đối tượng có thể hiến máu. Bạn hãy tham khảo trước khi đi hiến máu nhé.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn thắc mắc tiêm vacxin bao lâu thì được hiến máu? Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698.
Comments