Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao là câu hỏi chung của nhiều mẹ khi đưa con đi chủng ngừa về. Vì tình trạng sốt dù thường gặp, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu triệu chứng sốt sau khi tiêm phòng ở trẻ
Để giải đáp thắc mắc trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao, chúng ta cần tìm hiểu về triệu chứng này trước, cụ thể là:
Trẻ sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C là tình trạng bình thường sau tiêm
Nguyên nhân
Vacxin là chế phẩm sinh học mang vi khuẩn, virus bị làm suy yếu, giảm độc lực hoặc đã chết. Khi tiêm chủng, hệ miễn dịch sẽ nhận diện mầm bệnh trong vacxin là vật thể lạ và tìm cách tiêu diệt rồi tiến hành ghi nhớ chúng. Trí nhớ miễn dịch sẽ được tạo ra ở người đã tiêm ngừa. Sau này, khi bị tác nhân gây bệnh thật sự xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tấn công và bảo vệ cơ thể hiệu quả.
Biểu hiện
Thân nhiệt của trẻ sau khi chủng ngừa sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Triệu chứng sốt chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày, ở mức nhiệt khoảng 38 – 38,5 độ C và sẽ nhanh chóng khỏi. Vậy sau tiêm phòng bao lâu thì sốt? Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ mà tình trạng sốt sẽ đến nhanh hay chậm. Trung bình sau 12 tiếng kể từ lúc chủng ngừa, bé sẽ bị sốt (nếu có).
Bên cạnh triệu chứng sốt, con yêu có thể sẽ đối mặt với một số phản ứng phụ khác đi kèm sau khi tiêm vacxin như: vết tiêm bị sưng tấy, đau, đỏ; xuất hiện mẩn ngứa; trẻ chán hoặc thậm chí bỏ ăn hoặc bỏ bú. Để hạn chế và khắc phục mẹ nên tham khảo 6 cách làm giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng và cách chăm sóc trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng.
Theo các bác sĩ, nếu trẻ sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C và nhanh chóng khỏi thì đó là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ sốt > 39 độ C kéo dài liên tục, ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt cũng không thuyên giảm, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám. Vì để lâu sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con.
Thế nhưng trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Dấu hiệu sốt sau tiêm là phản ứng phụ thường gặp ở trẻ và cũng phụ thuộc vào cơ địa. Nếu trẻ không sốt thì lại càng tốt, mẹ đừng lo lắng về điều đó. Vì tác dụng của vacxin vẫn được phát huy, chẳng hề bị ảnh hưởng chỉ vì trẻ không sốt sau chủng ngừa. Vậy trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao?
Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao?
Nhằm giải đáp thắc mắc trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao một cách dễ hiểu và chi tiết, Đa khoa Phương Nam sẽ chia thành ba đối tượng chính là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, từ 2 – 6 tháng và 6 tháng trở lên. Cụ thể như sau:
Nếu trẻ sốt cao hơn 39 độ C, mẹ cần đưa con đến bác sĩ khám
Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao nếu nhỏ hơn 2 tháng tuổi? Để giúp trẻ giảm đau cơ và hạ sốt hiệu quả mẹ hãy tắm và lau người cho bé bằng nước ấm. Theo các chuyên gia, nhằm tránh tình huống bé bị cảm lạnh, mẹ chỉ nên tắm bé trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó, cần nhanh chóng mặc quần áo vào giúp con. Mẹ lưu ý nên chọn quần áo thoáng mát, ví dụ như được may từ vải Cotton.
Trẻ tiêm phòng có nên uống thuốc hạ sốt? Mẹ có thể cân nhắc cho bé dùng thuốc hạ sốt thông thường. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước. Trong trường hợp con yêu chỉ sốt nhẹ, cho uống thuốc là không cần thiết. Mặc khác, để giúp bé hạ sốt mẹ không được dùng Aspirin, vì nguy cơ bị hội chứng Reye sẽ tăng lên, dù vấn đề này rất hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Ngoài ra, con yêu cần được cung cấp đủ dưỡng chất mỗi ngày. Nguy cơ mất nước sẽ tăng lên khi trẻ bị sốt. Do đó, mẹ nên tăng cường cho bé uống nước, bú sữa thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt kéo dài quá lâu và vượt mức 39 độ C, đó là dấu hiệu của cơ thể đang phản ứng nghiêm trọng với vacxin. Mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ.
Mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt nếu theo dõi bé có những biểu hiện dưới đây: khó thở, nổi mề đay, sưng cổ họng, da xanh xao, không muốn ăn uống.
Trường hợp trẻ từ 2 đến 6 tháng
Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao nếu được 2 đến 6 tháng tuổi? Hệ miễn dịch của trẻ sẽ được củng cố nhiều so với lúc mới sinh khi bước vào giai đoạn 2 – 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ cần bé vẫn tỉnh táo và bú sữa mẹ bình thường, để hạ sốt mẹ có thể cho con dùng thuốc Paracetamol.
Trong quá trình theo dõi sức khỏe của con tại nhà, nếu trẻ rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, mẹ cần đến cơ sở y tế ngay lập tức:
Nhiệt độ của bé khoảng 39 độ khi đo tại trực tràng và kéo dài quá 24 tiếng.
Dù lượng thức ăn bé tiêu thụ ít hơn đáng kể so với thời điểm trước lúc chủng ngừa, nhưng con vẫn cần thay tã ít nhất 6 giờ một lần.
Trẻ gặp trở ngại khi thở dẫn đến tình trạng khó ăn, ngủ.
Do sốt cao nhịp thở của bé tăng nhanh. Trẻ ở độ tuổi này thông thường chỉ thở 40 nhịp/phút.
Ngay cả khi đã hạ sốt, trẻ không muốn ăn ngay, có biểu hiện thờ ơ.
Trường hợp trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao nếu được 6 tháng tuổi trở lên? Theo bác sĩ, trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi có thể dùng Ibuprofen để hạ sốt bên cạnh Paracetamol. Ngoài ra, để giảm nhiệt độ cơ thể của bé, bố mẹ hãy áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ như:
Dùng nước ấm lau người bé.
Cho con yêu uống nhiều nước hơn.
Chườm khăn thấm qua nước mát hoặc ấm đã vắt khô lên trán trẻ.
Tạo điều kiện cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.’
Bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám nếu theo dõi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau:
Kể cả khi không xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, ho, sổ mũi,… nhưng trẻ vẫn sốt kéo dài từ 48 giờ trở lên với nhiệt độ khoảng 39 độ C.
Trẻ có biểu hiện sốt trong 3 ngày liên tục, kèm theo triệu chứng nôn, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy,…
Dù đã thuyên giảm, nhưng cơn sốt bất ngờ tái phát sau vài ngày.
Nhịp thở nhanh hoặc trẻ cảm thấy khó thở.
Dấu hiệu mất nước xuất hiện. Ví dụ như tã lâu đầy.
Dù đã uống thuốc hạ sốt, nhưng bé vẫn còn đờ đẫn.
Thắc mắc trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao đã được giải đáp cho từng đối tượng cụ thể. Mẹ hãy tham khảo thật kỹ nhé.
Những phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vacxin
Sau khi tiêm vacxin trẻ có thể đối mặt với một số phản ứng phụ thường gặp như sau:
Trẻ thường chán bú sau khi chủng ngừa
Vết tiêm bị đau, sưng, đỏ: Triệu chứng này sẽ nhanh chóng tự khỏi mà không cần điều trị. Trong quá trình bế trẻ, mẹ tránh đè lên vị trí chủng ngừa, đồng thời giữ vệ sinh thật sạch sẽ. Đặc biệt lưu ý không đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm, vì tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, mẹ có thể chườm lạnh để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn hoặc tham khảo thêm cách làm giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng.
Sốt nhẹ: Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ C, mẹ không cần quá lo lắng, vì bé sẽ nhanh chóng khỏi. Khi trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao để giúp bé hạ nhiệt và nhanh khỏi? Mẹ hãy cho con mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát và thường lau người của bé bằng khăn ấm nhé.
Bé mệt mỏi: Lúc này mẹ hãy tạo điều kiện để bé nghỉ ngơi nhiều hơn trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Nếu con quấy khóc, hãy dỗ dành, âu yếm và an ủi bé.
Chán bú, lười ăn: Mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn của con ra, chọn các món dễ tiêu hóa. Dù bé bú ít nhưng luôn phải duy trì và thực hiện nhiều lần. Ngay cả khi bé chán bú, lười ăn, mẹ vẫn phải cung cấp đủ dưỡng chất cho con mỗi ngày.
Để giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm, mẹ nên chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin cẩn thận. Cụ thể, mẹ nên theo dõi trẻ ít nhất 30 phút sau khi tiêm ngừa tại cơ sở y tế và tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất 24h tiếp theo tại nhà. Để giúp trẻ giảm đau và tăng sức đề kháng, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn, kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên, … và có hướng xử lý kịp thời nếu có các triệu chứng bất thường.
Lưu ý một số sai lầm cần tránh khiến tình trạng sốt trầm trọng hơn
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao, mẹ cần lưu ý một số sai lầm cần tránh khiến tình trạng sốt trầm trọng hơn, điển hình là:
Tránh cho bé mặc quần áo quá dày vì tạo cảm giác khó chịu và khiến nhiệt độ cơ thể không thoát ra được.
Không lau mát trẻ bằng rượu, nước lạnh hay tắm nước đá.
Đừng quá vội vàng cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, chỉ khi trên 38,5 độ C mới thật sự cần thiết. Nếu để con uống thuốc hạ sốt, tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Không nên cho bé uống Aspirin hay các loại thuốc ho, sổ mũi vì có thể làm tăng liều Paracetamol trước đó từng dùng.
Mong rằng bài viết này đã giải đáp giúp mẹ câu hỏi trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao một cách rõ nét. Từ đó, hỗ trợ mẹ chăm sóc con sau khi chủng ngừa được tốt hơn. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!
Comments