Việc chủng ngừa đối với trẻ em là vô cùng quan trọng, vacxin tạo ra kháng thể để ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm. Vậy trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì, lưu ý cách chăm sóc ra sao để góp phần tăng cường sức khỏe của con, hạn chế phản ứng phụ và nâng cao hiệu quả từ vacxin? Xem ngay bài viết này để tìm hiểu nhé!
Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì?
Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì là câu hỏi Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhận được từ rất nhiều phụ huynh. Vì trong thời gian trẻ còn bú mẹ, nguồn sữa sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của con. Mà sữa lại chịu ảnh hưởng từ khẩu phần ăn của mẹ. Do đó, trước khi tiêm chủng ngừa vacxin cho trẻ, mẹ cần ăn một số thực phẩm để giúp con yêu tăng cường sức đề kháng, cụ thể gồm có:
Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì? Những loại thực phẩm nào cần bổ sung
Thực phẩm giàu Kẽm
Mẹ không nên bổ sung quá nhiều Kẽm trong thời gian cho con bú. Chỉ cần khoảng 12 miligam mỗi ngày, hệ miễn dịch của mẹ và bé sẽ được tăng cường thêm khỏe mạnh. Nguồn sữa đạt chất lượng và dồi dào nếu mẹ bổ sung Kẽm vào khẩu phần ăn. Những thực phẩm chứa nhiều Kẽm phải kể đến là:
Hải sản: Hai loại hải sản có nhiều Kẽm nhất là tôm và hàu.
Những loại thịt điển hình là thịt gà, lợn, bò.
Trong trứng cũng chứa nhiều Kẽm.
Các loại hạt như vừng, bí, đậu nành, đậu trắng, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, gạo lứt,…
Các loại rau như súp lơ xanh, cải xoăn, rau chân vịt,…
Sữa chua và sữa thường.
Những loại nấm cũng chứa nhiều Kẽm.
Thực phẩm giàu Vitamin D
Các loại Vitamin tan trong chất béo hoạt động và đóng vai trò như một loại nội tiết tố khi cơ thể người hấp thụ vào. Riêng Vitamin D mang đến tác dụng hỗ trợ chức năng cơ bắp, làm tâm trạng thêm thư thái, tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng tránh bệnh cảm lạnh, cúm. Ngoài ra, còn giúp răng và xương thêm chắc khỏe.
Theo kết quả của một nghiên cứu tại Mỹ, sử dụng trên 19.000 mẫu xét nghiệm máu cho thấy người có mức Vitamin D thấp hơn 10 nanogram/ml thì nguy cơ mắc bệnh cúm, sốt cao hơn 40% so với những ai sở hữu mức Vitamin D trên 30 nanogram.
Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì? Đương nhiên không thể thiếu những thực phẩm chứa nhiều Vitamin D như nước cam, sữa gạo, sữa đậu nành, lòng đỏ trứng, cá béo, dầu gan cá tuyết, sữa,…
Thực phẩm giàu Sắt
Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì? Thực phẩm giàu Sắt cũng là sự lựa chọn tốt. Nếu thiếu hụt Sắt sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn đường ruột, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi,… Bên cạnh đó, mẹ có thể bị kiệt sức trầm trọng nếu phải thức khuya cho bé bú.
Nếu Sắt được bổ sung đủ, cơ thể mẹ sẽ luôn tràn đầy năng lượng, quá trình hoạt động của tuyến sữa cũng trở nên tốt hơn, nhằm đảm bảo đủ nguồn sữa cho bé bú trước khi chủng ngừa vacxin. Những thực phẩm giàu Sắt mẹ nên dùng như rau có màu xanh đậm, trứng, hải sải có vỏ, cá, thịt gà, bò và gan.
Thực phẩm chứa nhiều nước hoặc uống nước trực tiếp
Bổ sung nước đúng cách và thường xuyên giúp cơ thể mẹ sản xuất cũng như cung cấp đủ lượng sữa phù hợp với nhu cầu của con yêu. Do đó, mỗi ngày mẹ hãy ăn những thực phẩm chứa nhiều nước hoặc uống nước trực tiếp.
Thắc mắc trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì đã được giải đáp xong, mong rằng đã mang đến những thông tin hữu ích. Mẹ hãy tham khảo thật kỹ và đưa các thực phẩm trên vào khẩu phần ăn nhé.
Mẹ ăn gì để con tiêm phòng không bị sốt?
Hiện tượng sốt sau tiêm phòng rất thường xảy ra, đôi khi kéo dài quá lâu khiến sức khỏe con yêu bị ảnh hưởng. Vậy mẹ ăn gì để con tiêm phòng không bị sốt? Một trong những mẹo hay chính là ăn lá tía tô.
Mẹ ăn lá tía tô giúp trẻ hạn chế bị sốt sau tiêm chủng
Trong Đông y, lá tía tô vốn dĩ được biết đến như một loại thuốc hỗ trợ điều trị phong hàn, giải độc, hạ sốt, giải cảm rất tốt. Trước ngày đưa trẻ đi chủng ngừa, mẹ hãy chuẩn bị khoảng 10 ngọn lá tía tô tươi, rửa sạch và để ráo rồi ăn sống. Tiếp đến, tiến hành cho con bú càng nhiều càng tốt. Để tránh làm trẻ bị mất nước, mẹ cũng cần cho bú sau khi tiêm vacxin xong.
Thông qua sữa mẹ, bé sẽ được tăng cường kháng thể tự nhiên, ngăn ngừa triệu chứng sốt. Cách này thường áp dụng cho các bé vẫn còn bú mẹ. Thế nhưng nếu trẻ đã ăn dặm và không còn bú sữa mẹ thì sao, nên cho con ăn gì trước lúc chủng ngừa?
Trẻ nên ăn gì trước khi tiêm phòng?
Bên cạnh câu hỏi trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì. Nhiều phụ huynh cũng thường thắc mắc trong trường hợp trẻ đã ăn dặm thì nên dùng thực phẩm nào trước lúc chủng ngừa. Trên thực tế, để tăng cường sức đề kháng, con yêu cần có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng từ các tác dụng phụ. Ngoài ra, có một loại thực phẩm được khuyên cho bé dùng trước khi tiêm vacxin cúm là trứng gà. Vậy nguyên nhân do đâu?
Trẻ nên ăn trứng gà trước khi chủng ngừa
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đề cập đến vấn đề chủng ngừa cúm cho trẻ nhưng bị dị ứng với trứng gà. Thứ nhất, trong thành phần vacxin cúm có chứa Protein trứng gà, vì lúc sản xuất người ta dùng phôi trứng để nuôi cấy virus. Thứ hai, do cơ địa tự nhiên của trẻ bị dị ứng với trứng gà tùy mức độ từ nhẹ đến nặng. Thế nên trước khi chủng ngừa vacxin cúm, mẹ nên cho trẻ ăn trứng gà để theo dõi phản ứng của cơ thể và xác định địa điểm tiêm phòng. Lúc để bé ăn trứng gà, mẹ cần nhớ:
Trứng gà mẹ cho con ăn là trứng gà chín, đã được luộc hoặc nấu cháo,… Trong khi vacxin chứa trứng gà sống.
Trẻ thường chỉ dùng lòng đỏ trứng, còn vacxin thì có chất Albumin của lòng trắng trứng.
Cũng có trường hợp lúc ăn trứng gà trẻ bị dị ứng, nhưng lúc chủng ngừa vacxin lại hoàn toàn bình thường hoặc ngược lại. Ngoài ra, bé cũng có thể bị dị ứng sau khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân không phải do Albumin mà đến từ thành phần khác trong vacxin như chất ổn định, phức hợp bất hoạt virus, chất bảo quản, kháng sinh, Protein còn sót, Latex,… Tuy nhiên suy cho cùng, trẻ vẫn nên ăn trứng trước khi chủng ngừa vacxin cúm. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, mẹ hãy thông báo với bác sĩ để có cân nhắc tiêm chủng phù hợp.
Một số lưu ý để chăm sóc bé khi tiêm phòng
Sau khi đã biết trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì, bạn cần lưu ý thêm một số cách để chăm sóc con lúc chủng ngừa cho đúng, cụ thể như sau:
Hãy tăng cường cho trẻ bú sau tiêm ngừa
Trước khi tiêm phòng
Khi bé đang sốt cao hoặc bệnh không nên tiêm vacxin cho bé. Việc chủng ngừa có thể dời lại vài ngày đến khi trẻ khỏe lại.
Nhằm tránh làm trẻ bị hạ đường huyết sau tiêm, mẹ không được để con đói hoặc ăn/bú quá no.
Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ trước khi đi chủng ngừa nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Mẹ nhớ mang theo đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng. Đồng thời trao đổi với bác sĩ lúc khám sàng lọc về tình hình sức khỏe của con như tiền sử dị ứng, bệnh tật,… nhằm kiểm soát những phản ứng phụ có thể diễn ra.
Sau khi tiêm phòng
Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày sau chủng ngừa. Tăng cường cho bú hoặc uống nhiều nước. Nếu bé đã ăn dặm, hãy chọn món dễ tiêu hóa và cho dùng bữa đúng tư thế, hạn chế vừa nằm vừa ăn.
Chọn quần áo phù hợp với thời tiết, ấm áp khi trời lạnh, mát mẻ vào mùa hè.
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, hãy chườm ấm, nới lỏng quần áo, cặp nhiệt độ, cho con dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Ibuprofen. Nếu muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, cần nhận tư vấn từ bác sĩ.
Tránh đè lên vết tiêm của trẻ khi bế, cũng như giữ cho vị trí đó luôn sạch sẽ.
Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, mẹ không được đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí chủng ngừa như lá cây, khoai tây, chanh,…
Theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên, nhất là vào ban đêm. Nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng nặng như co giật, tím tái, khó thở, quấy khóc hơn 3 tiếng, sốt trên 39 độ C,… cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp giúp bạn thắc mắc trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì? Đồng thời cung cấp một số thông tin hữu ích khác như các món bé nên ăn trước lúc chủng ngừa, những lưu ý chăm sóc con khi tiêm vacxin,… Hy vọng quá trình tiêm ngừa của bé sẽ diễn ra thuận lợi. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!
Comentarios