Kỹ thuật tiêm dưới da là một trong những phương pháp tiêm được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy kỹ thuật này có đặc điểm gì? Quy trình thực hiện ra sao? Các tai biến mà nó có thể gây ra gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.
Kỹ thuật tiêm dưới da là gì?
Tiêm dưới da được biết đến là một trong 4 đường tiêm cơ bản và là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt, kỹ thuật tiêm dưới da được ứng dụng nhiều nhất cho việc tiêm vắc xin cũng như các loại thuốc cần kéo dài thời gian tác dụng.
Có thể hiểu một cách đơn giản, tiêm dưới da chính là đưa kim tiêm vào dưới da, sau đó bơm thuốc vào để cơ thể hấp thu thuốc một cách chậm rãi, từ từ. Kỹ thuật này thường được chỉ định khi tiêm vắc xin và những loại thuốc gây tê hoặc tiêm insulin…
Quy trình tiêm dưới da
Trong y khoa, việc thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da được đánh giá vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả sau tiêm, trong quá trình tiến hành tiêm dưới da, bạn cần lưu ý thực hiện đúng theo quy trình dưới đây:
1. Lưu ý về đối tượng chỉ định/chống chỉ định tiêm dưới da
Trước khi tiêm, bạn phải đánh giá tình trạng của bệnh nhân cũng như kiểm tra loại thuốc cần tiêm để xác định xem có thể áp dụng phương pháp tiêm dưới da không hay phải sử dụng kỹ thuật khác. Cụ thể:
Bạn nên tiến hành tiêm dưới da đối với những trường hợp sau:
Tiêm vacxin, hầu như tất cả các loại vacxin đều nên tiêm dưới da.
Tiêm insulin cho mục đích chữa trị bệnh đái tháo đường.
Tiêm thuốc giảm đau Atropin.
Các loại thuốc có thể tiêm dưới da.
Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng kỹ thuật tiêm dưới da trong những trường hợp sau:
Vùng da cần tiêm bị khô, nứt nẻ không đủ điều kiện tiêm.
Những loại thuốc dầu, gây đau, dễ kích thích, chậm tan, có thể gây hoại tử,… thì không được tiêm dưới da.
2. Xác định vị trí tiêm dưới da
Sau khi nắm rõ tình trạng bệnh nhân thì bước tiếp theo bạn cần làm đó là xác định vị trí tiêm dưới da.
Trên thực tế thì bạn có thể tiêm ở tất cả các vùng da của cơ thể. Bởi vì lớp mô dưới da thường mềm, không bị nhiễm khuẩn, ít cọ xát với môi trường bên ngoài, hơn nữa, nó cũng ít tổ chức thần kinh và mạch máu, do vậy thường không gây ra nhiều vấn đề khi tiêm.
Bạn có thể tiêm ở bả vai, mặt ngoài của đùi, cánh tay, vùng da bụng hoặc cơ tam đầu cánh tay. Lưu ý hãy thay đổi vị trí tiêm nếu cần tiêm nhiều mũi.
3. Góc độ tiêm
Khi đã xác định vị trí tiêm, bạn hãy cân góc độ tiêm. Theo chuyên gia y tế thì góc độ tiêm dưới da tốt nhất hiện nay là từ 30 độ cho đến 45 độ so với bề mặt của da.
4. Hướng dẫn cách tiêm dưới da chi tiết
Khi đã chuẩn bị đầy đủ những bước trên, bạn đã có thể bắt đầu thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da cho bệnh nhân theo hướng dẫn dưới đây:
Đầu tiên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế như kim tiêm, khay đựng, bông gòn tẩm cồn, gạc, thuốc hoặc vắc xin. Hơn nữa, bạn phải vệ sinh tay sạch sẽ và đeo găng tay nếu cần thiết.
Bạn có thể cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm, miễn sao để lộ vị trí tiêm và thuận tiện nhất trong quá trình viêm. Trong thời gian này, hãy bơm thuốc vào ống tiêm.
Tiếp đó, tại vị trí tiêm, hãy sử dụng cồn (70 độ) để sát khuẩn một cách kỹ lưỡng. Rồi dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái để nâng cao vị trí cần tiêm.
Tiếp đến, đâm kim tiêm vào vị trí tiêm 1 góc từ 30 – 45 độ, tốc độ đâm cần nhanh để không gây đau cho người bệnh. Lưu ý là phải kéo pit tông lên để xem có máu đi ra theo ống tiêm không? Nếu có thì phải rút ra tiêm lại hoặc đâm vào sâu hơn để không thấy máu mới tiêm, còn nếu không có máu thì bạn có thể tiến hành tiêm ngay lập tức.
Sau khi bơm hết thuốc vào dưới da, hãy rút kim tiêm ra một cách nhanh chóng rồi dùng bông tẩm cồn đè lên vết tiêm để sát khuẩn và tránh tình trạng chảy máu.
Cuối cùng khi đã kết thúc việc tiêm thuốc dưới da, hãy giúp bệnh nhân ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái và nhớ ghi lại hồ sơ bệnh án nhé!
Các tai biến tiêm dưới da
Khi thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da không đúng cách, có thể gây ra một số tai biến nguy hiểm như:
Gây áp xe chỗ tiêm
Khi bị áp xe chỗ tiêm sẽ bị sưng tấy, đau, đỏ, nóng và xuất hiện mủ, ngoài ra, bệnh nhân còn bị sốt cao liên tục. Nguyên nhân là do tiêm không đúng cách. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tiến hành chườm nóng, xin tư vấn của bác sĩ về việc uống thuốc kháng sinh hoặc đến cơ sở y tế để chích rạch áp xe.
Ngoài ra, nếu trường hợp bị tiêm nhầm loại thuốc dầu hay thuốc chậm tan cũng sẽ gây ra hiện tượng áp xe.
Gãy kim tiêm
Kim tiêm bị gãy là một trong những sự cố thường gặp khi người tiêm không có kinh nghiệm hoặc do bệnh nhân giãy giụa trong lúc tiêm. Đối với trường hợp này, khi tiêm, bạn không nên tiêm ngập kim để trường hợp kim gãy thì còn có thể dễ dàng lấy ra.
Tai biến, nhiễm khuẩn vùng tiêm
Tình trạng nhiễm khuẩn vùng tiêm hay tai biến thường xảy ra khi điều kiện vô trùng khi tiêm không được đảm bảo, khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.
Lây nhiễm bệnh
Nếu điều kiện vô trùng kém thì không những gây nhiễm khuẩn mà còn khiến người bệnh dễ bị lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, vàng da,…
Sốc phản vệ
Tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra do bệnh nhân bị dị ứng và sốc thuốc hoặc do quá trình bơm thuốc vào dưới da quá nhanh, gây ra tâm lý lo sợ cho người bệnh. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh sẽ có những triệu chứng như tụt huyết áp, khó thở, nổi mề đay,… Lúc này, phải xử lý sốc phản vệ theo đúng sơ đồ chống sốc phản vệ Bộ Y tế đưa ra.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật tiêm dưới da. Vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận tư vấn tận tình hơn nếu còn bất cứ thông tin liên quan nào cần giải đáp nhé!
Comments