top of page
Writer's picturephuongnam hospital

Mẹ Bầu Bị Nghẹt Mũi Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Làm sao để giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng? Là băn khoăn chung của nhiều chị em khi bị nghẹt mũi trong thai kỳ. Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc này và muốn tìm câu trả lời chi tiết, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!



Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị nghẹt mũi


Trước khi tìm lời giải đáp cho vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến chị em dễ bị nghẹt mũi khi mang thai nhé!


Viêm xoang, viêm mũi là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng nghẹt mũi thai kỳ.

Theo các chuyên gia y tế thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở mẹ bầu, tuy nhiên, có thể kể đến những tác nhân chủ yếu như:


Cảm cúm: Cảm cúm khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghẹt mũi ở mẹ bầu. Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ bị sốt, viêm họng, nghẹt mũi và sốt.


Viêm xoang: Nguyên nhân thứ 2 khiến mẹ bầu thường bị nghẹt mũi đó là bệnh viêm xoang. Nếu triệu chứng nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng khác như nhức đầu, đau xoang mũi, sốt nhẹ, mất khứu giác, thì có thể bạn đã bị viêm xoang.


Dị ứng thời tiết: Bị dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân khiến chị em bị nghẹt mũi trong khi mang thai. Thường thì khi bị dị ứng, bạn cũng sẽ có một số triệu chứng khác đi kèm như ngứa cổ, ngứa mũi, hắt hơi…


Viêm mũi thai kỳ: Viêm mũi thai kỳ là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ có thai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 30% phái nữ bị viêm mũi khi mang thai vào tuần thứ 13 đến 21 của thai kỳ. Tình trạng này do nồng độ estrogen tăng cao gây nên. Bệnh thường kéo dài trên 6 tuần mà không có bất cứ triệu chứng nào đi kèm ngoài nghẹt mũi.


Các tác nhân gây nghẹt mũi ở mẹ bầu đều rất nguy hiểm nếu không sớm tìm cách khắc phục. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trong khi mang thai nhé!


Vậy mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời sẽ có ở phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu nhé!


Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?



Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Theo các chuyên gia y tế thì việc mẹ bầu bị nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ hoặc chỉ bị nghẹt mũi mà không đi kèm những triệu chứng khác thì không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc thai kỳ là không phải lo lắng gì nữa.


Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu bị nghẹt mũi do các tác nhân khác như cảm cúm, viêm xoang, dị ứng hoặc triệu chứng nghẹt mũi đi kèm những biểu hiện khác như ho, sốt cao, buồn nôn, đau bụng,… thì mẹ bầu không nên chủ quan. Bởi tình trạng này nếu không sớm khắc phục thì có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa, vì lúc này, việc thở của mẹ trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho cơ thể, nên sẽ khiến cả mẹ bầu lẫn thai nhi gặp biến chứng như:

  • Khiến mẹ bầu bị có giật tiền sản hoặc tăng huyết áp.

  • Tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

  • Ảnh hưởng tâm lý mẹ bầu, gây suy nhược cơ thể, khiến thai nhi không thể phát triển khỏe mạnh, thậm chí là chậm phát triển.

  • Một số trường hợp nghẹt mũi thai kỳ còn làm tăng nguy cơ thai lưu, sinh non. Hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và trẻ sau sinh.

Để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có, mẹ hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám khi tình trạng nghẹt mũi kéo dài trên 3 ngày nhé!


Hướng dẫn cách cải thiện và điều trị nghẹt mũi an toàn cho mẹ bầu



Để không phải quá lo lắng mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không thì khi có triệu chứng nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị hiệu quả dưới đây:


Xông hơi cho mũi: Cách cải thiện và điều trị tình trạng nghẹt mũi hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng đó là tiến hành xông hơi cho mũi. Bạn có thể sử dụng máy xông hoặc cho tình dầu vào nước nóng rồi thực hiện hiện xông mũi.


Rửa mũi với nước muối: Phương pháp tiếp theo có thể giúp khắc phục triệu chứng nghẹt mũi nhanh chóng cho mẹ bầu là dùng nước muối sinh lý để rửa mũi. Bạn chỉ cần lấy nước muối sinh lý nhỏ vào mũi, sau đó lau sạch chất nhầy chảy ra, tình trạng mũi ngứa hay nghẹt sẽ được cải thiện hiệu quả.


Uống trà gừng: Để khắc phục hiện tượng nghẹt mũi, bạn hãy uống một ít trà gừng pha mật ong vào mỗi buổi sáng. Gừng có tác dụng tiêu viêm, giảm nghẹt mũi vô cùng tốt.


Kê cao gối khi ngủ: Khi bị nghẹt mũi, bạn hãy kê cao gối đầu mỗi khi đi ngủ. Việc này giúp chất nhầy trong mũi không bị chảy ngược vào trong, từ đó mẹ bầu sẽ dễ chịu hơn.


Tập thể dục: Mẹ bầu cũng có thể tập thể dục để tăng cường đề kháng, giúp mũi trở nên thông thoáng hơn, hạn chế triệu chứng nghẹt mũi kéo dài.


Hy vọng những thông tin trên đây về vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!


4 views

コメント


bottom of page