top of page
Writer's picturephuongnam hospital

Vacxin Là Gì? Những Thông Tin Hữu Ích Về Vacxin

Vacxin là gì? Đặc điểm và cơ chế hoạt động của vacxin ra sao? Vacxin gồm có những loại nào? Khi tiêm vacxin cần lưu ý những gì? Là băn khoăn chung của nhiều người khi được nghe về sự “thần kỳ” của vacxin. Nếu bạn cũng đang muốn tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!



Vacxin là gì?


Vacxin được biết đến là một trong những chế phẩm y học có tác dụng vô cùng “thần kỳ” trong việc phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Vậy vacxin là gì là lại hiệu quả như vậy?


Theo các chuyên gia y tế thì vacxin là một loại chế phẩm mang kháng nguyên. Vacxin có nguồn gốc hay nói cách khác là được chế tạo từ các loại vi sinh vật có cấu trúc giống với những vi sinh vật gây bệnh về mặt kháng nguyên hoặc từ chính vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, chúng đã được bào chế cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể đảm bảo về mặt an toàn, giúp cơ thể có thể tạo ra miễn dịch để ngăn chặn virus tấn công, gây bệnh.


Trong vacxin thường có những loại kháng nguyên gần giống với virus hoặc là các loại phiên bản suy yếu của chính loại virus gây bệnh. Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng, kháng nguyên trong vacxin không thể gây ra các triệu chứng của bệnh mà chỉ để hỗ trợ cơ thể sản sinh ra hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại virus trong tương lai.


Đặc điểm và cơ chế hoạt động của vacxin


Sau khi đã biết vacxin là gì, thì chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như cơ thể hoạt động của vacxin để hiểu hơn về loại chế phẩm này nhé!



Vacxin có khả năng tăng cường đề kháng cơ thể, bảo vệ mọi người khỏi sự tấn công của virus gây bệnh truyền nhiễm.


Trên thế giới, mỗi năm có hàng triệu trẻ em thoát khỏi cái chết nhờ được tiêm vacxin. Bởi khi đã tiêm chủng đầy đủ, trẻ sẽ được bảo vệ khỏi tình trạng lây nhiễm virus hoặc nếu nhiễm bệnh cũng không gây ra di chứng gì nghiêm trọng.


Về cơ chế hoạt động của vacxin, bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Khi tiêm chủng vacxin phòng bệnh, cơ thể của mỗi người đều sẽ xem vacxin là một loại vật lạ, nên hệ miễn dịch sẽ tự động tạo ra kháng thể để tiêu diệt cũng như ghi nhớ chúng, từ đó tạo ra miễn dịch tự nhiên và mạnh mẽ cho cơ thể.


Trong tương lai, nếu cơ thể bị lây nhiễm virus gây bệnh thì lúc này, hệ miễn dịch đã được tạo ra trước đó sẽ tự động bảo vệ cơ thể, hơn nữa, còn tấn công, tiêu diệt virus một cách nhanh chóng, hiệu quả.


Thông thường, nếu căn bệnh nào đó do virus gây ra mà biến mất hoàn toàn thì có thể dừng chương trình tiêm chủng lại, ví dụ như bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, những bệnh do virus gây ra mà chưa biến mất thì vẫn cần tiếp tục chương trình tiêm chủng lâu dài, tránh nguy cơ bùng phát dịch bệnh.


Các loại vắc xin hiện có trên thị trường


Hiện nay, vacxin được chia làm rất nhiều loại khác nhau, nhưng có 5 loại phổ biến, thường được sử dụng, bao gồm:



1. Vacxin bất hoạt


Vacxin bất hoạt được chế tạo từ những vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng đã chết. Loại vacxin này được đánh giá là ổn định và đảm bảo an toàn hơn so với vacxin sống, bởi khả năng đột biến của những vi sinh vật đã chết là không có. Việc tiêm vacxin này chủ yếu là kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch theo thời gian.


Vacxin bất hoạt yếu hơn vacxin sống về khả năng đáp ứng miễn dịch, do đó, loại vacxin này cần tiêm nhắc lại hoặc tiêm nhiều mũi.


Thông thường, vì phải tiêm nhiều mũi và tiêm nhắc lại nên nó sẽ khiến những người ở khu vực xa xôi, thiếu điều kiện y tế không có khả năng hoàn thành các mũi tiêm cơ bản.


Một số loại vacxin bất hoạt phổ biến hiện nay bao gồm vacxin viêm não Nhật Bản, vacxin ho gà, vacxin tả, vacxin thương hàn, vacxin bại liệt…


2. Vacxin giải độc tố


Vacxin giải độc tố được chế tạo từ ngoại độc tố vi khuẩn, bằng cách loại bỏ độc tố có trong vi khuẩn nhưng vẫn đảm bảo giữ lại kháng nguyên.


Thông thường, cơ thể chúng ta khi tiếp nhận vacxin giải độc tố sẽ tự động sản sinh ra kháng thể có tác dụng trung hòa độc tố nhờ khả năng tiếp nhận và chống lại độc tố của cơ thể.

Các loại vacxin giải độc tố bao gồm vacxin uốn ván hay vacxin bạch hầu…


3. Vacxin tái tổ hợp


Vacxin tái tổ hợp được chế tạo bằng cách áp dụng công nghệ sinh học. Tận dụng các gen mã hóa từ kháng nguyên của vi sinh vật để tạo ra 1 dòng tế bào hoặc loại vacxin tách và tái tổ hợp E.coli.


Một số loại vacxin tái tổ hợp thường được sử dụng bao gồm: Vacxin thương hàn, vacxin tả.


4. Vacxin sống giảm độc lực


Loại vacxin này được chế tạo từ vi sinh vật có đặc tính giống với vi sinh vật gây bệnh hoặc từ chính vi sinh vật gây bệnh những đã được làm giảm khả năng gây bệnh (giảm độc lực) nên rất an toàn.


Vacxin sống giảm độc lực có khả năng đáp ứng miễn dịch lâu dài, thường chỉ cần 1 hoặc 2 liều là đã có thể bảo vệ mọi người trọn đời. Nó giống như việc đáp ứng nhiễm trùng tự nhiên. Nên kháng thể được sản sinh ra thường rất mạnh.


Các loại vacxin sống giảm độc lực phổ biến hiện nay bao gồm: vacxin Sởi, vacxin bại liệt, vacxin BCG, vacxin thương hàn…


5. Vacxin tách chiết


Loại vacxin này có kháng nguyên được lấy từ vi sinh vật qua quá trình tách chiết.


Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin


Vacxin có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây nhiễm vô cùng hiệu quả. Vậy khi sử dụng vacxin cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần dưới đây nhé!



1. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm vacxin


Đối tượng chỉ định tiêm vacxin

  • Tất cả mọi người đều nên tiêm vacxin, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc những người chưa có miễn dịch với bệnh truyền nhiễm đều nên bổ sung các mũi tiêm chủng càng sớm càng tốt.

  • Hơn nữa, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, bác sĩ, người chăm sóc bệnh nhân, người làm việc trong môi trường nhiều hóa chất,… thì cần tiêm đầy đủ các mũi vacxin.

Đối tượng chống chỉ định tiêm vacxin

  • Những người đang bị bệnh, bị suy yếu hệ miễn dịch hoặc đang bị sốt cao thì không nên tiêm vacxin.

  • Người bị dị ứng hoặc có phản ứng thái quá với vacxin cũng không nên tiêm phòng.

  • Người đang sử dụng thuốc, đang điều trị bệnh ác tính,… cũng không nên tiêm vacxin.

2. Liều lượng và đường tiêm


Vacxin cần được tiêm chủng càng sớm càng tốt hoặc trước khi bắt đầu mùa dịch bệnh mới có thể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu. Đặc biệt, cần tiêm đầy đủ liều lượng, số mũi và đảm bảo thời gian tiêm phòng phù hợp.


Hiện nay, liều lượng tiêm vacxin sẽ phụ thuộc vào từng loại vacxin, độ tuổi, số lần tiêm.


Thường thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, độ tuổi để tiêm liều lượng phù hợp nhất.


Với mỗi loại vacxin khác nhau, sẽ có những đường tiêm chủng khác nhau. Thường thì phần lớn các loại vacxin sẽ được tiêm trực tiếp vào dưới da ở phần bắp tay, bắp chân,… Tuy nhiên, một số loại thì được dùng bằng đường uống (ví dụ như vacxin tiêu chảy Rota).


3. Tác dụng phụ khi tiêm vacxin


Một số trường hợp, sau khi tiêm vacxin, mọi người sẽ gặp một số tác dụng phụ như:

  • Phản ứng tạm thời: Sốt, đau nhức vùng tiêm, sưng tấy chỗ tiêm.

  • Phán ứng ít gặp: Phát ban, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn.

  • Phản ứng nguy hiểm: Co giật, hôn mê, sốc phản vệ.

Quy định về bảo quản vắc xin


Vacxin từ khi được sản xuất đến khi được sử dụng cần phải bảo quản hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng, như vậy mới không làm mất đi công dụng và đảm bảo chất lượng tối ưu.


Các loại vacxin cần được bảo quan trọng điều kiện lạnh, khô, tối. Nhưng mỗi loại sẽ có cách bảo quản khác nhau. Ví dụ vacxin giải độc tố không thể bảo quản đông lạnh, còn vacxin sống giảm độc lực thì không được tiếp xúc quá lâu với nhiệt động cao lẫn ánh sáng mạnh.


Mong rằng những thông tin trên đây của chúng tôi về vấn đề vacxin là gì sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ Phương Nam qua hotline 1900 633 698 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!


FQA: Những câu hỏi thường gặp về vacxin


1. Vắc xin có phải là thuốc không?


Vacxin không phải thuốc uống, nó không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có thể ngăn chặn virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.


2. Vacxin có an toàn không?


Vacxin rất an toàn đối với mọi người, kể cả trẻ em mới sinh. Tỉ lệ xảy ra phản ứng phụ nguy hiểm sau tiêm là cực kỳ thấp. Do đó, bạn có thể yên tâm khi cho trẻ tiêm vacxin nhé!


3. Có nên tiêm nhiều loại vacxin?


Mỗi loại vacxin sẽ có một tác dụng phòng bệnh riêng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần tiêm đủ các mũi vacxin cần thiết là được, không cần phải tiêm quá nhiều.


1 view

Comments


bottom of page