Không mẹ bầu nào mong muốn đối mặt với bệnh cúm, đặc biệt là vào thời điểm chuẩn bị lâm bồn. Thế bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Sẽ ảnh hưởng như thế nào? Nên phòng tránh, chữa trị ra sao để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng cuối
Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tình hình sức khỏe, phát triển của thai nhi và mẹ nhé.
Đầu bé đã di chuyển xuống vùng xương chậu vào cuối thai kỳ
Đối với thai nhi
Em bé sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện ở tam cá nguyệt thứ ba. Lúc chào đời, trẻ sẽ dài khoảng 48 – 32 cm, nặng từ 2,7 – 4 kg. Bên cạnh đó, tại tuần thứ 32, xương của bé sẽ hoàn thiện. Vào tuần 36, đầu trẻ đã di chuyển vào vùng xương chậu. Tư thế này sẽ được duy trì trong 2 tuần cuối cùng.
Những bộ phận quan trọng sẽ tiếp tục phát triển mỗi ngày. Trong tam cá nguyệt thứ ba, trẻ đã có thể mút ngón tay cái, biết nhìn và nghe,… Tốc độ phát triển của não nhanh. Ngoài ra, thận và phổi cũng dần hình thành. Một lớp sáp trắng có tên Vernix Caseosa sẽ bao phủ cơ thể con yêu. Vào cuối tuần 40, lớp lông tơ Lanugo rụng dần và từ từ biến mất.
Đối với mẹ bầu
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối không phải vấn đề duy nhất gây phiền toái. Thai phụ sẽ có rất nhiều thay đổi điển hình như:
Mẹ bầu sẽ bị khó thở, ngủ không ngon giấc do bị đau bụng dưới.
Lưng đau nhức do cân nặng gia tăng. Vùng xương chậu cũng gây cảm giác khó chịu vì dây chằng nới lỏng, nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Việc chuyển dạ được báo hiệu qua biểu hiện ra máu nhẹ. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng cảnh báo sinh non, nhau bong non và nhau tiền đạo.
Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu vì xuất hiện một số cơn gò sinh lý.
Bầu ngực to ra, sữa non xuất hiện từ núm vú có màu vàng khi gần đến ngày dự sinh.
Nội tiết tố thay đổi khiến giấc mơ của mẹ khi ngủ thêm sống động.
Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn, dạng đặc, trong hoặc kèm máu. Có thể bạn đã bị vỡ ối nếu đột ngột ra nhiều nước.
Khi tập thể dục, cười, hắt hơi hoặc ho mẹ bầu có thể bị són tiểu vì áp lực bàng quang gia tăng.
Thai phụ sẽ đối mặt với tình trạng táo bón và trào ngược dạ dày do nồng độ Hormone Progesterone gia tăng làm giãn cơ tiêu hóa và thực quản.
Mẹ tăng từ 0,2 đến 0,5 kg mỗi tuần. Bạn có thể tăng tổng cộng 11 – 15 kg vào cuối thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ có khả năng đối mặt với triệu chứng mệt mỏi, đau thần kinh tọa, khó thở, giãn tĩnh mạch, rạn da, sưng nhẹ mắt cá chân và mặt.
Trên đây là tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng cuối. Vậy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Để giải đáp thắc mắc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không, chúng ta cần tìm hiểu những biểu hiện để nhận biết bệnh cúm trước.
Triệu chứng cảm cúm ở bà bầu
Giống như triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, thai phụ sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Về sau, xuất hiện thêm biểu hiện sổ mũi, sốt, ho, rát cổ họng. Nếu mẹ bầu nghỉ ngơi điều độ, bổ sung chất xơ, Vitamin C vào khẩu phần ăn uống sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, làm những triệu chứng trên nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu thai phụ thật sự mắc cảm cúm, biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp do hệ miễn dịch bị tác động tăng lên, chị em khó thở và mệt mỏi hơn nhiều.
Vậy liệu có nguy hiểm khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối?
Trong trường hợp mẹ chỉ mắc cảm lạnh thông thường với những triệu chứng nhẹ như sổ mũi, ho,… nhìn chung sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì giai đoạn này, con yêu đã phát triển gần như hoàn thiện. Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Đối với bệnh cúm, mẹ cần coi trọng hơn. Dù hầu hết những trường hợp nhiễm cúm trong 3 tháng cuối không ảnh hưởng đến thai nhi. Tại thời điểm này, mẹ bầu dễ đối mặt với biến chứng và triệu chứng nặng vì hệ miễn dịch thay đổi.
Ở tam cá nguyệt thứ ba, một số thai phụ mắc cúm sẽ bị viêm phế quản, từ đó dẫn đến biến chứng viêm phổi. Bên cạnh đó, có những biến chứng do cúm nguy hiểm hơn, mặc dù hiếm gặp điển hình là sốc nhiễm trùng và viêm màng não. Mẹ bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có thể gián tiếp gây hại cho con yêu trong bụng, vì sẽ làm gia tăng nguy cơ nhẹ cân khi sinh, dị tật bẩm sinh hay sinh non.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo thêm bà bầu cảm cúm 3 tháng đầu hay bà bầu cảm cúm 3 tháng giữa để có thể tự chăm sóc sửa khỏe cho mình tốt nhất.
Câu hỏi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không đã tìm ra đáp án. Vậy cách chăm sóc và điều trị như thế nào mang đến hiệu quả?
Cách chăm sóc và điều trị bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối
Mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc trị cảm cúm
So với các thời điểm trước, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ an toàn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chữa trị cảm cúm cho bà bầu vẫn nên cẩn trọng. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để nhận chỉ định điều trị hợp lý, ngay khi xuất hiện những biểu hiện ban đầu của bệnh cúm.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả, thai phụ nên nghỉ ngơi trong môi trường có nhiệt độ ổn định. Trường hợp mẹ bầu chỉ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, có thể chườm mát tự nhiên nhằm điều hòa lại nhiệt độ cơ thể. Không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt vì sức khỏe con yêu sẽ bị ảnh hưởng. Trong 3 tháng cuối nếu bị cảm cúm rất dễ mất nước. Do đó, mẹ bầu nên tăng cường uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin C càng tốt.
Thai phụ tuyệt đối tránh áp dụng các phương pháp giải cảm hay xông hơi. Dù những cách này được lưu truyền rộng rãi, nhưng dễ khiến cơ thể bị tăng nhiệt, không hề mang đến khả năng giảm sốt. Thai nhi sẽ đối mặt với nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C. Ngoài ra, kèm theo biến chứng giảm số lượng máu đang nuôi dưỡng thai nhi và hạ huyết áp.
Trên đây là cách chăm sóc và điều trị khi mẹ bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối. Bạn hãy tham khảo thật kỹ nhé.
Cách phòng chống cảm cúm cho mẹ bầu ở 3 tháng cuối
Để tình trạng bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối không xảy ra, cần có biện pháp phòng cảm cúm cho bà bầu phù hợp. Cụ thể như sau:
Cách tốt nhất để phòng cảm cúm khi mang thai là tiêm vacxin trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Mẹ bầu có khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như Kẽm, Sắt, Vitamin,… Những khoáng chất này tồn tại nhiều trong các loại rau củ.
Tăng cường uống nước trong thời điểm này, đặc biệt là nước dừa để gia tăng nước ối.
Thai phụ nên cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, thiền, học yoga,…
Nếu không cần thiết bạn nên hạn chế đến nơi công cộng và tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Ngủ đủ giấc và rửa tay thường xuyên.
Tóm lại, bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. Do đó, việc phòng tránh bệnh cảm cúm là điều cần thiết. Nếu mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng bất thường, nghi ngờ do cảm cúm, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!
Comments