Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Chăm sóc và điều trị tình trạng cảm cúm cho mẹ bầu như thế nào thì an toàn, hiệu quả? Làm sao để phòng bệnh cảm cho mẹ bầu tốt nhất? Là thắc mắc chung của nhiều chị em khi bị cảm trong quá trình mang thai. Nếu bạn cũng đang có chung những băn khoăn này và muốn tìm lời giải đáp chi tiết vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu đời
Trước khi tìm lời giải đáp cho vấn đề bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không, hãy cùng Phương Nam tìm hiểu về sức khỏe của mẹ bầu và thai khi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nhé!
Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng với cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Bởi lúc này, thai nhi sẽ làm tổ ở trong tử cung và dần phát triển hoàn thiện. Thông thường, sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi trong khoảng thời gian này đều không thực sự tốt, nói đúng hơn là rất nhạy cảm, dễ tổn thương khi có các tác động từ bên ngoài.
Thường thì khi mới mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, luôn cảm thấy buồn ngủ, người khó chịu, uể oải. Đặc biệt, ở thời điểm này, đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ trở nên yếu hơn do sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Chính vì vậy, mẹ bầu rất dễ mắc bệnh trong tam cá nguyệt đầu tiên và cảm cúm là một trong những bệnh phổ biến nhất. Hơn thế nữa, một khi mẹ bị bệnh, sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo.
Vậy liệu bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo nhé!
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu sẽ rất nguy hiểm nếu không chữa trị đúng cách.
Theo các chuyên gia y tế, cảm cúm khi mang thai có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đối với mẹ bầu. Đặc biệt, bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu lại càng nguy hiểm.
Bởi đây là giai đoạn thai nhi mới hình thành, bắt đầu phát triển. Một khi tình trạng sức khỏe của người mẹ kém đi, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, một số loại virus gây bệnh cúm còn có khả năng gât dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, đục thủy tinh thể, sứt môi, thậm chí gây thai lưu hoặc sinh non cho thai nhi.
Ngoài ra, nếu bị cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên mà không chăm sóc, điều trị đúng cách thì mẹ bầu rất dễ bị sảy thai. Bởi thời điểm này, nhiều chị em còn không phát hiện được mình đang mang thai, nên việc vô tư dùng thuốc cũng như không kiêng kị sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 2 thì thai nhi lại có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao bởi đây là thời điểm trẻ đang phát triển, hình thành các cơ quan trong cơ thể.
Do đó, để đảm bảo an toàn, tránh những vấn đề nguy hiểm xảy ra cho cả mẹ bầu lẫn thai thì chị em hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảm cúm dưới đây:
Sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài trên 38 độ C.
Viêm họng, ho khan, nghẹt mũi, có đờm ở họng và mũi.
Cơ thể ớn lạnh, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi.
Những triệu chứng của cảm cúm ở thai phụ có thể kéo dài đến 1 hoặc 2 tuần. Do đó, mẹ bầu nhất định không được chủ quan với tình trạng của mình.
Cách chăm sóc và điều trị mẹ bầu bị cảm trong 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia y tế thì khi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu của thai kỳ thì cách trị cảm cúm cho bà bầu tốt nhất là đi thăm khám và nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ sẽ quyết định xem có nên cho mẹ bầu uống thuốc hay không, từ đó kê đơn thuốc phù hợp. Chị em tuyệt đối không được tự ý mua hay uống thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, để giúp mẹ bầu nhanh khỏi bệnh, trong quá trình chăm sóc mẹ bầu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹ bầu nên uống nhiều nước để giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng mất nước, khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung vitamin cho cơ thể bằng cách uống nước ép trái cây hay hoa quả.
- Khi bị cảm hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên và mỗi ngày, đây là một trong những phương pháp loại bỏ virus hiệu quả, giúp mẹ bầu nhanh chóng khỏe mạnh.
- Tắm nước ấm hằng ngày để loại bỏ mồ hôi cơ thể, giúp thư giãn, tăng cường lưu thông máu, để cảm thấy dễ chịu, thoải mái và nhanh hết cảm cúm.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc cũng là điều nên làm khi mẹ bầu bị cảm, khi ngủ hãy giữ ấm, kê cao gối để không bị khó thở. Việc này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
- Hãy ăn uống đầy đủ khi mắc bệnh cảm cúm, bởi dinh dưỡng không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường đề kháng mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, dù không muốn ăn, mẹ cũng hãy cố gắng ăn những loại thức ăn mềm, lỏng như các loại cháo giải cảm cho bà bầu, súp nhé!
- Ngoài ra, đừng uống đồ lạnh, ăn đồ tanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ khi bị cảm vì nó sẽ khiến bệnh cảm cúm ở mẹ bầu nặng hơn.
- Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nhớ đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng cảm cúm không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 – 5 ngày.
Lưu ý phòng cảm cúm cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Để giúp phòng cảm cúm cho mẹ bầu hiệu quả, ngăn ngừa những tác động xấu do cảm cúm gây ra đến thai nhi, bạn hãy tuân thủ những lưu ý sau:
Không tiếp xúc với người đang bị cúm, tránh nguy cơ lây nhiễm.
Hạn chế đến gần động vật hay gia cầm vì đây là nguồn lây lan cúm.
Nên giữ ấm cơ thể cẩn thận và không nên đi ra ngoài khi trời mưa.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai, nhằm tăng cường đề kháng.
Chích vắc xin ngừa cúm đều đặn mỗi năm để ngăn chặn virus gây bệnh.
Đi khám thai định kỳ để sớm phá hiện nguy cơ mắc bệnh.
Mong rằng những thông tin trên đây về bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận tư vấn tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!
Comentários