top of page
Writer's picturephuongnam hospital

Bà Bầu Bị Cảm Cúm 3 Tháng Giữa Có Nguy Hiểm Không?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cảm cúm, kể cả phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa có nguy hiểm không? Thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào? Mời mọi người cùng theo dõi bài viết này để được giải đáp và nhận thêm cách chữa trị, phòng tránh hiệu quả nhé!



Tìm hiểu sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng giữa


Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa có nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thời điểm này nhé.


Thai nhi trong 3 tháng giữa


Ở tam cá nguyệt thứ hai, chiều của bé đến tuần 28 có thể đạt 40 cm, nặng khoảng 1,1 kg. Não bộ của trẻ cũng phát triển cực nhanh tại thời điểm này. Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng đã biết xoay người, di chuyển, đá, bú, nuốt và nghe thấy giọng nói của bạn.


Tai và mắt đã di chuyển vào đúng vị trí. Mí mắt có thể đóng và mở. Bé ngủ và thức đúng chu kỳ. Xuất hiện lông mày, lông mi, tóc. Móng chân và móng tay phát triển. Ngón chân và ngón tay tách rời nhau. Bé đã có thêm dấu vân tay. Cơ thể được bao phủ bởi Lanugo (một lớp lông tơ mịn). Ngoài ra, cũng hình thành lớp sáp bao phủ cơ thể. Trong tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi bắt đầu tích tụ chất béo và phát triển đầy đủ.


Mẹ bầu trong 3 tháng giữa


So với 3 tháng đầu, mẹ sẽ thấy tràn đầy năng lượng và khỏe khoắn hơn. Nguy cơ sảy thai giảm chỉ còn khoảng 3%. Do lưu lượng máu tăng lên để vận chuyển chất dinh dưỡng đến bé, nên mạch máu nổi khá rõ trên tay chân. Cân nặng của mẹ có thể tăng từ 4 – 6 kg.


Thời điểm này, mẹ nên dùng phương pháp lấy máu xét nghiệm để tầm soát nhiễm sắc thể. Nếu kết quả nhiễm sắc thể bất thường, mẹ nên thảo luận với bác sĩ về phương pháp chọc dò ối. Trí nhớ của mẹ kém hơn. Đồng thời có thể bị khó tiêu, ợ chua, chảy máu mũi, giãn tĩnh mạch, chuột rút, đau lưng, khó ngửi và lợi trở nên nhạy cảm,…


Mẹ trông rạng rỡ vì da sáng, tóc bóng và dày. Từ tuần thứ 17, tình trạng rạn da xuất hiện.


Ngực của mẹ cũng phát triển, da nhạy cảm và bị kéo giãn, dẫn đến cảm giác đau. Chuyển động của con được mẹ cảm nhận rõ.


Chúng ta vừa tìm hiểu xong tình hình sức khỏe, phát triển của thai nhi và mẹ bầu. Vậy bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa có nguy hiểm không?


Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa có nguy hiểm không?


Để trả lời được câu hỏi bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa có nguy hiểm không, hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cách nhận biết bệnh cảm cúm trước.



Nhận biết bệnh cảm cúm


Tương tự triệu chứng cảm thông thường, mẹ bầu sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi. Sau đó, dần biểu hiện sốt, sổ mũi, họng rát, ho. Các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng biến mất khi mẹ bầu tăng cường sức đề kháng qua khẩu phẩn ăn uống nhiều Vitamin C, chất xơ và nghỉ ngơi điều độ. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa biểu hiện sẽ diễn biến nặng hơn và không thuyên giảm. Bên cạnh đó, chị em sẽ khó thở và đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp khi hệ miễn dịch bị tác động.


Liệu có nguy hiểm không khi mẹ bầu mắc cảm cúm ở 3 tháng giữa?


Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa có nguy hiểm không? Giai đoạn 3 tháng giữa cũng như 3 tháng đầu được xem là thời điểm quan trọng của thai kỳ. Để giúp cơ thể và não bộ của trẻ phát triển, mẹ cần cung cấp những dưỡng chất cần thiết. Nguy cơ dị tật, sảy thai là vô cùng lớn nếu bệnh cúm có tác động đến em bé trong bụng. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ bệnh có khả năng làm nhiễm sắc thể bị thiếu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi trẻ lớn lên.


Nếu mẹ bầu chỉ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, hắt hơi,… thì đó là triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, cảm thông thường. Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng, mà hãy bổ sung thêm các loại dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tập trung phòng tránh tác nhân gây hại từ môi trường, chú ý chăm sóc bản thân tốt hơn.


Tuy nhiên, trong trường hợp cảm cúm khi mang thai nặng, mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng khi xuất hiện triệu chứng buồn nôn, sốt cao vì virus cúm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ, gây sốt, sổ mũi, rát họng, làm nhiệt độ cơ thể tăng lên,… Đặc biệt, virus còn sinh ra độc tố, khiến sự trao đổi chất rối loạn, tác động gián tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi.


Virus cảm cúm có khả năng tiến vô cơ thể em bé sau khi xâm nhập nhau vào nhau thai, gây nên bệnh tim bẩm sinh, dị dạng đầu nhỏ, hở hàm ếch, khiếm khuyết, não tụ huyết. Biểu hiện sốt cao ở thai phụ có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non do tử cung co bóp sớm. Nếu chẳng may trẻ sinh non sẽ có nguy cơ tử vong, vì sức khỏe thường rất yếu do virus xâm nhập và bị nhiễm lạnh.


Việc chữa trị bằng thuốc tại thời điểm này sẽ có nhiều hạn chế, do tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho mẹ và bé. Kể cả khi cố tình dùng ít thuốc hơn nhưng vẫn không đảm bảo tránh được những rủi ro nguy hiểm.


Thắc mắc bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa có nguy hiểm không đã được giải đáp xong. Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục gửi đến mẹ cách chăm sóc và điều trị cảm cúm phù hợp tại thời điểm này.


Cách chăm sóc và điều trị mẹ bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa


So với giai đoạn 3 tháng đầu, mắc cúm trong thời điểm tam cá nguyệt thứ hai, ít nguy hiểm hơn. Vì thai nhi đã dần hoàn thiện. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo không gây ra những tác động hóa học đến thai nhi, bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa nên cập nhật các phương pháp điều trị tự nhiên và an toàn nhất, điển hình như:



  • Để đảm bảo bệnh tình được đẩy lùi, mẹ nên nghỉ ngơi trong môi trường có nhiệt độ ổn định. Vì nguy cơ gặp biến chứng sẽ nhiều hơn nếu mẹ bầu tiếp xúc và làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ.

  • Nhằm cản trở quá trình xâm nhập của virus, vi khuẩn, thai phụ nên ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung Vitamin C và giữ ấm cơ thể.

  • Để có chỉ định điều trị tốt, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Sản thăm khám. Mẹ bầu có thể được khuyên tiêm Vitamin C.

Lưu ý phòng chống cảm cúm cho mẹ bầu ở 3 tháng giữa


Để tránh tình trạng bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa, việc phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết, thông qua những lưu ý sau:

  • Hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa nguồn lây nhiễm.

  • Tránh tiếp xúc gần với gia cầm tươi sống. Vì chúng tiềm ẩm tác nhân gây cúm có thể lây truyền sang người.

  • Nhằm giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều Vitamin C, thực phẩm giàu dinh dưỡng.

  • Thai phụ nên hạn chế đi mưa, vì rất dễ mắc cảm cúm.

  • Khi ngủ tránh để gió điều hòa hay quạt máy bay thẳng vào mũi, vì dễ gây cúm, nghẹt mũi.

  • Chị em phụ nữ nên tiêm vacxin cúm khi có ý định mang thai.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe bản thân và thai nhi. Do đó, bạn nhất định không được lơ là, chủ quan mà hãy phòng tránh thật tốt. Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng đáng ngờ, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!

1 view

Comentários


bottom of page