Khi mang thai các mẹ bầu đều không nên uống thuốc vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy bị cảm cúm khi mang thai thì phải làm sao? Điều trị như thế nào thì hiệu quả? Cần lưu ý gì khi chăm sóc mẹ bầu đang bị cảm cúm? Làm thế nào để phòng ngừa cảm cúm cho phụ nữ có thai an toàn nhất? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên.
Tìm hiểu cảm cúm khi mang thai
Trước khi đi sâu vào cách khắc phục tình trạng cảm cúm khi mang thai cho bà bầu, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như biến chứng mà cảm cúm có thể gây ra cho chị em trong thai kỳ nhé!
Nguyên nhân gây cảm cúm khi mang thai
Thực tế thì cảm cúm là bệnh lý rất phổ biến, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh do virus tấn công hệ miễn dịch gây ra.
Mẹ bầu có nguy cơ bị cảm cúm khá cao do trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố bị tăng giảm thất thường, khiến hệ miễn dịch của mẹ trở nên nhạy cảm, nên không những dễ bị virus tấn công mà còn dễ bị lây cảm từ nhiều nguồn khác nhau.
Ngoài ra, việc mẹ bầu thay đổi môi trường sống, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết cũng rất dễ bị cảm.
Hơn nữa, khi thai nhi hình thành trong bụng mẹ, có thể mẹ cũng sẽ có những thay đổi để thích nghi và có thể cơ thể mẹ trở nên yếu hơn nên dễ lây bệnh cảm hơn so với bình thường.
Bệnh cúm ở mẹ bầu có thể là cúm chủng A, chủng B hoặc chủng C, trong đó, cúm A và cúm B thường phổ biến hơn so với chủng C.
2. Biểu hiện cảm cúm
Khi mắc bệnh cảm cúm, các mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
Sốt nhẹ hoặc có thể sốt trên 38,5 độ C.
Người mệt mỏi, đau nhức cơ bắp.
Ho khan, viêm họng và nghẹt mũi.
Những triệu chứng của bệnh cảm cúm khi mang thai có thể kéo dài đến 2 hoặc 3 tuần, mức độ của bệnh thì tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Hơn nữa, vì sức đề kháng của mẹ bầu yếu nên thường sẽ bị bệnh lâu hơn so với người bình thường.
3. Biến chứng nguy hiểm
Cảm cúm tuy là bệnh lý phổ biến, nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu lần thai nhi.
- Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ bầu dễ bị viêm phế quản hay viêm phổi.
- Một số trường hợp, mẹ bầu còn bi nhiễm trùng mái, gây viêm màng não, giảm huyết áp, viêm nội tâm mạc, viêm não hay viêm tai giữa…
- Bệnh cúm để kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến sinh non, thai lưu, thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hở hàm ếch, tổn thương não…
- Để tránh những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như tìm biện pháp khắc phục phù hợp, an toàn, không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Cách điều trị cảm cúm khi mang thai
Theo các chuyên gia y tế thì mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà trong trường hợp bị cảm cúm khi mang thai. Bởi trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc được xem là điều tối kỵ.
Hơn nữa, nếu tự ý dùng thuốc, mẹ bầu có thể gặp phải rất nhiều vấn đề nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do vậy, khi mắc cảm cúm, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như được kê đơn thuốc phù hợp, an toàn với thai nhi.
Tại cơ sở y tế, mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm liên quan để kiểm tra xem bản thân đang bị nhiễm virus cúm loại gì, có gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất căn cứ vào tình trạng của từng mẹ bầu.
Ngoài ra, cách điều trị cảm cúm tốt nhất là mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều rau xanh, trái cây có vitamin để tăng cường đề kháng, nghỉ ngơi đầy đủ để giảm tình trạng mệt mỏi, từ đó nhanh khỏe mạnh hơn.
Cách chăm sóc mẹ bầu bị cảm cúm
Để giúp mẹ bầu nhanh khỏi bệnh, thì bên cạnh việc thăm khám, thực hiện điều trị theo chỉ định từ bác sĩ thì trong quá trình chăm sóc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cho mẹ bầu tắm nước ấm
Trong khi bị cảm, cơ thể mẹ bầu sẽ ra rất nhiều mồ hôi, do đó, để giảm tình trạng mệt mỏi, mẹ bầu có thể tắm nước ấm. Việc này không những giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn mà còn tăng cường việc lưu thông máu, để cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn và giúp chị em nhanh khỏi bệnh.
Cho mẹ bầu uống nhiều nước
Khi bị cảm cúm, cơ thể rất dễ mất nước, nên mẹ bầu hãy tăng cường uống nước để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, khiến bệnh cảm nặng hơn.
Cho mẹ bầu nghỉ ngơi đầy đủ
Việc nghỉ ngơi đầy đủ khi mang thai sẽ giúp cải thiện bệnh cảm cúm rất hiệu quả cho mẹ bầu. Do vậy, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc.
Ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai không những ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ tăng cường đề kháng, chống lại tình trạng cảm cúm hiệu quả. Do đó, bạn hãy cho mẹ bầu ăn uống đầy đủ, đảm bảo bổ sung đủ các dưỡng chất thiếu yếu.
Nên cho mẹ bầu ăn nhiều trái cây chứa vitamin A và C như cam, quýt; ăn nhiều rau xanh có màu đậm như bông cải, cà rốt; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp và nhớ hãy cho thêm gừng, tỏi, hành vào thức ăn để giúp giải cảm hiệu quả nhé!
Ngoài ra, cần tránh cho mẹ bầu ăn các đồ ăn tanh, đồ ăn lạnh, thực phẩm nhiều dầu mỡ khi đang mắc cảm cúm vì nó sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Đến gặp bác sĩ nếu bệnh không giảm
Trường hợp bệnh cảm của mẹ bầu không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày, mẹ bầu hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm biện pháp chữa trị an toàn, hiệu quả hơn nhé!
Lưu ý một số thuốc mẹ bầu không nên dùng khi cảm cúm
Một số trường hợp, nếu tình trạng cảm cúm khi mang thai của mẹ bầu ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho mẹ bầu sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý không được tự ý mua thuốc và nhất định phải tránh xa những loại thuốc sau:
- Thuốc xịt mũi: Những loại thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline không nên dùng cho mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì nó có thể gây hại cho thai nhi.
- Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Aspirin và Naproxen có thể gây ảnh hưởng xấu đến cho thai nhi và mẹ bầu nên cũng không nên sử dụng.
- Thuốc thông mũi: Giống như thuốc xịt mũi, một số loại thuốc thông mũi như DayQuil, Sudafed hay Claritin-D đều thực sự không tốt cho thai nhi.
- Vi lượng đồng căn: Mẹ bầu không được sử dụng các loại thuốc bổ sung dưỡng chất hay Echinacea nếu bác sĩ không chỉ định.
Cách phòng cảm cúm cho bà bầu
Tình trạng cảm cúm khi mang thai có thể ngăn ngừa hiệu quả bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cảm cúm, mẹ bầu nên áp dụng một số phương pháp phòng bệnh hiệu quả dưới đây:
Mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với động vật hay gia cầm vì chúng có thể là nguồn lây nhiễm cúm.
Không tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, tránh nơi đông người.
Không nên ra ngoài khi trời mưa, hạn chế ngủ điều hòa.
Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, chăm sóc thai kỳ chu đáo.
Đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, khi chuẩn bị mang thai, mẹ bầu hãy chích ngừa vắc xin cúm để không phải lo lắng về nguy cơ mắc bệnh.
Trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì phải đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề cảm cúm khi mang thai sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để được giải đáp tận tình hơn.
Comments