top of page
Writer's picturephuongnam hospital

Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Liệu Có Nguy Hiểm?

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, không biết nguy hiểm như thế nào? Thai nhi và sức khỏe bản thân có bị tác động nhiều không? Hiểu được nỗi trăn trở đó, Đa khoa Phương Nam đã soạn thảo bài viết này để giải đáp những thắc mắc của chị em. Đồng thời chia sẻ thêm các thông tin về cách chăm sóc, chữa trị, phòng ngừa cúm trong thai kỳ sao cho hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!


Tìm hiểu sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong tháng thứ 5


Trước lúc tìm hiểu cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 nguy hiểm như thế nào. Chúng ta hãy cùng khám phá xem mẹ bầu và thai nhi sẽ có tình hình sức khỏe ra sao trong tháng thứ 5 nhé.


Đối với thai nhi


Thai nhi 5 tháng tuổi nặng khoảng 0,26 kg và dài 19,7 cm. Tới thời điểm này, trẻ sẽ có 4 lớp da và một trong số đó mang vai trò kiến tạo hoa văn riêng cho dấu vân tay, lòng bàn chân, bàn tay. Lúc này, tóc của bé cũng đang mọc nhiều hơn.


Thai nhi 5 tháng tuổi nặng khoảng 0,26 kg và dài 19,7 cm


Cùng thời điểm này, tiểu não đang không ngừng phát triển. Chúng liên quan đến chức năng cảm xúc (kiểm soát phản ứng vui sướng, sợ hãi) và nhận thức (ngôn ngữ, sự tập trung). Ngoài ra, tiểu não cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thần kinh vận động.


Một lớp màu trắng gọi là Vernix Caseosa (chất gây) sẽ bao phủ cơ thể trẻ ở tháng thứ 5. Chất này có nhiệm vụ bảo vệ trẻ trước sự kích thích trong môi trường nước ối. Bên cạnh đó, chất gây hỗ trợ bé di chuyển qua cổ tử cung và âm đạo dễ dàng hơn khi sinh thường. Tại tháng thứ 5, thai nhi cũng bắt đầu thải ra phân su, một chất dính màu đen hoặc xanh đậm.

Đối với mẹ bầu


Nội tiết tố và ngoại hình của mẹ bầu có sự thay đổi cực lớn ở tháng thứ 5, thông qua các biểu hiện sau:


Mẹ bầu sẽ thèm và ăn nhiều hơn

  • Âm hộ, da mặt, quầng vú trở nên sẫm màu, ngực to hơn. Xuất hiện các vết rạn nhỏ trên da bụng. Khi mang thai 5 tháng, một số mẹ bầu có biểu hiện tiết sữa non, nhưng bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được.

  • Khi đánh răng vào buổi sáng bị chảy máu chân răng. Thỉnh thoảng, những cơn đau bụng cứng xuất hiện.

  • Từ giai đoạn này trở đi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng nhanh chóng. Thai phụ sẽ có cảm giác thèm ăn và muốn ăn nhiều.

  • Đối mặt với một số vấn đề tiêu hóa khó chịu như táo bón, đầy bụng, ợ chua trào ngược thực quản. Các dây chằng ở khung xương chậu giãn ra, do tác động của nội tiết tố giới tính duy trì thai. Hệ tiêu hóa cũng gặp khó khăn vì nội tiết tố ảnh hưởng đến cơ thành ruột.

  • Dịch tiết âm đạo gia tăng do âm đạo sung huyết cục bộ, khiến chức năng phân tiết của cổ tử cung mạnh hơn.

  • Mẹ bắt đầu cảm nhận thai máy, chiều dài tử cung lúc này khoảng 14 – 18 cm.

  • Dung tích phổi thu lại và mẹ cũng bắt đầu cảm thấy khó thở.

  • Khi mẹ đứng lâu sẽ xuất hiện phù nề, do cơ thể tích nước nhiều hơn, chân và mắt cá chân bắt đầu sưng.

Vậy bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!


Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?


Để đánh giá được mức độ nguy hiểm của việc mắc cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5, chị em nên phân biệt được biểu hiện của bệnh thông qua một số triệu chứng cảm cúm ở bà bầu như mệt mỏi, đau nhức cơ, sốt, ho khan, viêm họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…



Tùy vào tính nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người, triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 – 3 ngày hoặc kéo dài đến 1 – 2 tuần. Vì thế, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ khi thấy có biểu hiện bệnh, để nhận được phác đồ chữa trị kịp thời và hiệu quả. Bất kỳ thời điểm nào trong năm bà bầu cũng có thể mắc cảm cúm. Tuy nhiên, thời điểm dễ mắc nhất là vào mùa đông.


Phụ nữ khi mang thai dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường. Bà bầu không có sức khỏe tốt rất dễ bị cúm khi thời tiết chuyển mùa và thay đổi thất thường. Lý do là hệ miễn dịch của cơ thể trong thời kỳ thai nghén chịu nhiều áp lực hơn.


Mẹ bầu bị cúm có thể gây ra một số biến chứng với thai nhi như khiếm khuyết cơ thể, hở van tim, hở hàm ếch,… đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vào những tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai bị cúm làm tăng khả năng sinh non, thai chết lưu hoặc sảy thai.


Vậy bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không? Nếu không nằm trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, mẹ bầu đừng lo lắng quá. Tháng thứ 5 của thai kỳ là giai đoạn hình thành nên tổ chức cố định của em bé, dường như không thể xảy ra tai biến nếu tầm soát sức khỏe thai nhi và bản thân tốt, duy trì đúng lịch khám.

Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng cúm biểu hiện nặng kèm theo sốt cao, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám gấp.


Thắc mắc cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 liệu có nguy hiểm không đã được giải đáp. Thế cách chăm sóc và điều trị như thế nào hiệu quả và nhanh chóng?


Cách điều trị và chăm sóc mẹ bầu bị cảm cúm tháng thứ 5


Nếu mẹ bầu chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, có thể tự nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân tại nhà, cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Trong thời gian này, hãy tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn uống như cháo, món hầm, súp,… và những loại rau quả giàu Vitamin C nhằm nâng cao sức đề kháng.



Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngay cả khi đó là loại thuốc an toàn cho thai phụ, nhưng việc sử dụng tự tiện không đảm bảo đúng liều lượng, giờ giấc cũng rất nguy hiểm. Mẹ bầu có thể thử một số kinh nghiệm dân gian để chữa cảm cúm như:


Sử dụng tỏi: Tỏi có tác dụng thông đường hô hấp, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống vi khuẩn, virus. Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu, mẹ bầu có thể giã tỏi cho vào cốc nước nóng để xông mũi hoặc ngửi trực tiếp. Thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày cũng là giải pháp hay.


Uống nước chanh giải cảm: Nước chanh có tác dụng giảm tiết dịch nhầy mũi, họng, làm dịu cảm giác đau rát cổ họng. Hơn nữa, lượng Vitamin C dồi dào của chanh giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Mẹ bầu nên pha nước chanh ấm với mật ong để tối ưu hiệu quả.


Dùng nước muối: Mẹ bầu nên rửa mũi bằng nước muối thường xuyên để thông mũi, giảm cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, hãy chịu khó súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi sáng và tối, nhằm sát khuẩn họng, miệng, giảm sưng tấy, chống viêm nhiễm.


Nếu các triệu chứng cảm cúm vẫn không đỡ sau 5 – 10 ngày tự chăm sóc, thai phụ nên đến cơ sở y tế thăm khám gấp, bác sĩ sẽ có phương án chữa trị an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Chúng ta vừa tìm hiểu xong cách điều trị và chăm sóc trong trường hợp cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5. Mong rằng đã mang đến cho mẹ bầu thông tin hữu ích.


Lưu ý cách phòng cảm cúm cho mẹ bầu


Để không phải đối mặt với tình trạng cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5, chị em nên lưu ý một số điều sau để phòng tránh bệnh:

  • Cách tốt nhất là tiêm vacxin cúm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo khả năng miễn dịch.


Chị em nên tiêm vacxin cúm trước khi mang thai

  • Nên ngủ sâu và đủ giấc mỗi ngày (khoảng 8 tiếng). Giấc ngủ chất lượng sẽ mang đến tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và tích cực.

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt mầm bệnh đang tiềm ẩn, hạn chế khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng, mũi, mắt,…

  • Để thanh lọc cơ thể, mẹ bầu nên uống nhiều nước trong suốt quá trình mang bầu. Tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh vào khẩu phần mỗi ngày.

  • Nhằm cải thiện tình hình sức khỏe, mẹ bầu có thể tập thể dụng nhẹ nhàng, học thiền và yoga.

  • Hạn chế đến nơi đông người, tránh đi mưa hoặc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm tươi sống.

Tóm lại, cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5 nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cách chăm sóc, chữa trị có phù hợp chưa. Do đó, nếu biểu hiện cảm cúm trở nên nghiêm trọng, mẹ nên đến gặp bác sĩ thăm khám và nhận phác đồ điều trị hợp lý nhé. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698!

2 views

Commenti


bottom of page