Từ lâu ông bà ta đã đưa ra những phương pháp chữa trị cảm cúm hiệu quả theo dân gian mà không phải sử dụng thuốc. Trong đó, dùng các loại lá tắm cho trẻ khi bị cảm cúm là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng cảm cúm an toàn được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 10 loại lá tắm trị cảm cúm cho bé tốt nhất, hãy cùng Phương Nam tìm hiểu nhé!
Top 10 loại lá tắm trị cảm cúm cho bé
Sử dụng lá tắm trị cảm cúm cho bé từ lâu đã được các bậc phụ huynh áp dụng rất nhiều. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho phụ huynh cách sử dụng 10 loại lá phổ biến nhất để làm giảm tình trạng cảm cúm ở bé hiệu quả nhé!
1. Lá tắm trị cảm cúm cho bé – Lá ngải cứu
Trong ngải cứu chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi như Dehydro matricaria este, Tricosanol, Cineol, Etradecatrilin,… có tác dụng cải thiện tình trạng cảm cúm, sổ mũi, ho hiệu quả. Hơn nữa, dùng lá ngải cứu nấu nước tắm còn giúp làm dịu vết thương, viêm, giảm cảm nhanh chóng.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ hãy chuẩn bị khoảng 100g lá ngải cứu, nhớ rửa thật sạch.
Nấu ngải cứu chung với nước sạch, để nguội, vớt lá ngải cứu ra.
Sau đó, pha thêm nước ấm và tắm cho trẻ mỗi ngày.
2. Lá trầu không
Bên cạnh lá ngải cứu thì trầu không cũng là loại lá tắm trị cảm cúm cho bé rất hiệu quả. Bởi trầu không có thể giúp cải thiện triệu chứng ho và viêm họng nhanh chóng.
Trong lá trầu không chứa các hoạt chất kháng sinh, có khả năng giải cảm, trừ phong, sát khuẩn rất tốt, nên việc cho bé tắm nước lá trầu không sẽ có tác dụng chữa cảm cúm cho bé rất tốt.
Hướng dẫn thực hiện
Mẹ hãy chuẩn bị 5 – 15 lá trầu không, rửa sạch. Có thể cắt nhỏ hoặc vò nát.
Sau đó cho nước vào đun sôi với lá trầu không khoảng 15 – 30 phút.
Tiếp đến để nước nguội, chắt lấy nước rồi pha với nước ấm để tắm cho trẻ mỗi ngày.
3. Giải cảm cho trẻ bằng lá tía tô
Lá tía tô có tác dụng rất tốt trong việc giải cảm, cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, bởi nó có tính ấm. Mẹ có thể dùng lá tía tô để tắm cho trẻ mỗi ngày để giúp khắc phục các triệu chứng cảm cúm nhanh chóng.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ có thể giã nhỏ lá tía tô, sau đó chắt lấy nước cốt và pha vào nước ấm để tắm cho trẻ hằng ngày.
Mẹ cũng có thể phơi khô lá tía tô, sau đó nấu chung với nước sạch để tắm cho bé.
4. Sài đất
Loại lá tắm trị cảm cúm cho bé tiếp theo mà mẹ có thể sử dụng là sài đất. Sài đấy có vị ngọt, tính mát, có thể giúp thanh nhiệt, giảm ho, giải độc, tiêu đờm nên được sử dụng khá phổ biến trong điều trị cảm cúm.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ hãy chuẩn bị khoảng 100 – 300g sài đất, rửa sạch.
Nấu chung với nước sạch khoảng 15 – 30 phút.
Sau đó để nguội, lọc lấy nước rồi pha với nước ấm để tắm cho trẻ mỗi ngày.
5. Trị cảm cho trẻ bằng cách tắm lá húng chanh
Trong húng chanh chứa rất nhiều tinh dầu có tác dụng hạ sốt, tiêu viêm, giảm ho, giúp cải thiện triệu chứng cảm cúm, sổ mũi cho trẻ hiệu quả. Do vậy, mẹ có thể dùng nước lá húng chanh tắm cho bé hàng ngày khi bé bị cảm.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ chuẩn bị 100g lá húng chanh, rửa sạch.
Nấu với nước sạch và cho sôi khoảng 15 – 30 phút.
Để nguội và dùng tắm cho bé hàng ngày.
6. Lá hẹ
Mẹ có thể dùng lá hẹ để nấu nước tắm cho trẻ, lá hẹ có thể giúp chữa trị tình trạng cảm cúm một cách hiệu quả, nhanh chóng lại đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ chuẩn bị 1 ít lá hẹ, rửa sạch, cắt nhỏ.
Nấu chung lá hẹ với nước từ 15 – 30 phút.
Lọc bỏ lá hẹ, giữ lại nước, sau đó pha với nước ấm và tắm cho trẻ mỗi ngày.
7. Lá sả
Sả có tác dụng là ấm, tiêu đờm, giảm triệu chứng cảm, sốt, ho, nôn ói,.. Do vậy mẹ có thể nấu nước lá sả để tắm cho bé khi bị cảm cúm.
Sả có tác dụng là ấm, tiêu đờm, giảm triệu chứng cảm, sốt, ho, nôn ói,…
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ hãy chuẩn bị từ 7 – 10 cây sả, nên dùng nguyên cả cây lẫn lá để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đem rửa thật sạch, cắt nhỏ rồi ninh với nước sạch từ 20 – 30 phút.
Sau đó lọc lấy phần nước và thực hiện tắm cho trẻ hằng ngày.
8. Lá bạc hà – Loại lá tắm trị cảm cúm cho bé siêu hiệu quả
Bạc hà có tính sát khuẩn, giúp điều trị những bệnh lý đường hô hấp ở trẻ rất tốt. Hơn nữa, bạc hà còn có khả năng làm giảm dấu hiệu đau họng, nhức đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi nên rất phù hợp để điều trị cảm cúm cho bé.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ chuẩn bị khoảng 100g lá bạc hà, sau đó giã nhỏ và chắt lấy nước cốt.
Mẹ hãy pha nước cốt vào nước tắm của trẻ, nhớ là phải tắm bằng nước ấm.
Tắm lá bạc hà cho trẻ mỗi ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng.
9. Lá bưởi
Lá bưởi là một trong những loại nguyên liệu rất dễ tìm, nên việc nấu nước lá bưởi để tắm cho bé khi bé bị cảm rất đơn giản. Trong lá bưởi có chứa các chất kháng sinh, có thể tiêu thực, giảm biểu hiện đau đầu, ho khan hay sốt rất hiệu quả.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ hãy chuẩn bị khoảng 30 – 60 lá bưởi, rửa sạch.
Nấu lá bưởi với nước sạch khoảng 30 phút.
Để nước nguội, loại bỏ lá bưởi và pha với nước ấm để tắm cho trẻ hằng ngày.
10. Lá hương nhu
Hương nhu có tác dụng làm giảm những triệu chứng cảm cúm ở trẻ như đau đầu, sốt, cảm, nghẹt mũi. Vì vậy, tắm lá hương nhu cũng có thể giúp trẻ giải cảm nhanh chóng.
Hướng dẫn cách làm:
Mẹ hãy chuẩn bị 100 – 300g lá hương nhu, rửa sạch.
Ninh với nước sạch và cho sôi ít nhất 20 phút.
Để nguội, loại bỏ lá, giữ lại nước rồi dùng để tắm cho bé mỗi ngày.
Lưu ý: Các cách dùng lá tắm trị cảm cúm cho bé chỉ đạt hiệu quả khi thực hiện thường xuyên và liên tục. Nên mẹ đừng chỉ tắm cho trẻ 1 lần rồi thôi mà hãy sử dụng nước lá để tắm cho trẻ hàng ngày cho đến khi hết cảm nhé!
Lưu ý khi chăm sóc bé bị cảm cúm tại nhà
Vì trẻ có hệ nhiễm dịch kém nên thường bị cảm cúm và lâu khỏi hơn người lớn. Bệnh cảm cúm ở trẻ em nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh sau 5 – 7 ngày, các triệu chứng sẽ biến mất hẳn sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, có một số biến chứng nặng như viêm xoang, viêm họng, nhiễm trùng tai, … Vì thế để giúp bé nhanh chóng khỏe lại và tránh biến chứng mẹ nên lưu ý cách trị cảm cúm cho trẻ đúng và cách chăm sóc bé tại nhà.
Bên cạnh dùng lá tắm trị cảm cúm cho bé, trong quá trình chăm sóc bé tại nhà, phụ huynh cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Trường hợp trẻ sốt cao, phụ huynh có thể dùng khăn lạnh, miếng dán hạ sốt để hạ sốt hoặc dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Không cho trẻ tắm quá nhiều trong 1 ngày, chỉ nên tắm 1 lần/ ngày.
- Cần tăng cường cho trẻ bú mẹ để tăng đề kháng, tránh mất nước. Đồng thời, nếu bé đã đến tuổi ăn dặm thì bổ sung thêm chất dinh dưỡng qua những thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ hấp thụ như các món cháo trị cảm cho bé.
- Nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, dễ chịu.
- Phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, giúp trẻ loại bỏ đờm ở mũi và cổ để dễ thở hơn.
- Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục không giảm, người mệt mỏi, tím tái, khó thở, bỏ ăn, ho khan liên tục, hôn mê, thở phập phồng, khóc liên tục… thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy đến với trẻ.
Mong rằng những chia sẻ về những loại lá tắm trị cảm cúm cho bé trên đây sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh, nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!
Kommentare